HPV là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất hiện nay và tiêm vắc-xin là cách hiệu quả để chủ động phòng bệnh. Đối với những người từ 15-45 tuổi, vắc-xin HPV cần 3 mũi riêng biệt trong khi từ 9-14 tuổi, chỉ cần tiêm 2 mũi. Do đó, sự khác biệt này sẽ đặt ra thắc mắc “chỉ tiêm 2 mũi hpv có được không”.
Quan hệ rồi có tiêm HPV được không?
ĐƯỢC. Có một quan niệm sai lầm phổ biến rằng, chưa quan hệ tình dục mới được tiêm phòng HPV. Thông tin sai lệch này có thể xuất phát từ thực tế, thời điểm tốt nhất để tiêm vắc xin phòng HPV là trước khi tiếp xúc với virus qua đường quan hệ tình dục. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng những người đã từng quan hệ tình dục không thể tiêm vắc xin HPV. Ngay cả khi bạn đã từng quan hệ tình dục hay thậm chí đã nhiễm HPV, vắc xin vẫn có thể bảo vệ bạn khỏi những chủng virus mà bạn chưa tiếp xúc.
Hiện các nhà khoa học đã phân lập được khoảng hơn 200 chủng HPV, trong đó có 40 chủng lây nhiễm theo đường sinh dục và có khoảng 15 chủng nguy cơ cao có khả năng gây ung thư. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), HPV là nguyên nhân dẫn đến:
Vắc xin ngừa HPV đã được chứng minh có hiệu quả bảo vệ trên 90% trước các chủng virus nguy cơ cao có trong vắc xin 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52, 58. Các nghiên cứu tại Mỹ cũng cho thấy, việc tiêm vắc xin HPV phổ biến từ năm 2006 giúp giảm tỷ lệ nhiễm trùng do các chủng HPV đến 88% ở trẻ em gái và 81% phụ nữ trẻ. Tiêm vắc xin giảm 40% tỷ lệ tiền ung thư do HPV.
Mặt khác, HPV rất dễ tái nhiễm. Dù cơ thể có khả năng tự đào thải HPV sau 6-24 tháng, nhưng virus vẫn có khả năng tái nhiễm ở những lần quan hệ sau. Miễn dịch cơ thể khi chưa được tiêm vắc xin không đủ khả năng phòng ngừa nguy cơ tái nhiễm virus. (1)
Thuốc chủng ngừa ung thư HPV: Hai liều tiêm HPV 2 mũi có tốt bằng 3 liều không?
Lộ trình tiêm vắc-xin HPV là ba liều trong hầu hết các đối tượng là người lớn trong cộng đồng. Tuy nhiên, điểm mấu chốt là các thanh thiếu niên phải hoàn thành cả ba liều trước khi bắt đầu có hoạt động tình dục - và tiếp xúc với một loại vi rút cuối cùng có thể biến thành ung thư cổ tử cung hoặc ung thư hậu môn sinh dục.
Trong khi đó, khi bắt đầu việc tiêm phòng sớm hơn, trước tuổi 15, đối tượng chỉ cần phải tiêm 2 mũi nhưng vẫn đạt được hiệu quả bảo vệ toàn diện. Chính lợi ích này cũng đã đặt ra một ý kiến rất hay từ quan điểm sức khỏe cộng đồng cho sự tuân thủ, chi phí - mọi thứ đều được đơn giản hóa.
Để củng cố nhận định này, các thử nghiệm lâm sàng đã được thực hiện trên các cá nhân tiêm HPV 2 mũi so với ba mũi. Trong đó, có hai nghiên cứu đã được công bố và có một số dữ liệu quan sát từ những người không hoàn thành ba liều nhưng đã từng có tiêm một hoặc hai liều và cho thấy thu nhận rất nhiều hiệu quả. Vì vậy, WHO và các tổ chức y tế của các nước đã đưa ra khuyến cáo, đối với các bé gái từ 9 đến 11 tuổi đáp ứng tốt với vắc xin thì chỉ cần tiêm hai liều là đủ.
Tóm lại, hầu hết các bệnh ung thư cổ tử cung đều có liên quan đến vi rút u nhú ở người (HPV), một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục. Việc chủng ngừa rộng rãi với vắc-xin HPV có thể làm giảm tác động của ung thư cổ tử cung và các bệnh ung thư sinh dục khác do HPV gây ra. Với những bằng chứng thu thập được, thay vì lo lắng “tiêm HPV 2 mũi có tác dụng không”, cha mẹ có con trước tuổi thành niên cần đưa con đi tiêm ngừa sớm. Tại thời điểm này, trẻ chỉ cần tiêm HPV 2 mũi nhưng vẫn đạt hiệu quả tương đương người tiêm 3 mũi, hoặc thậm chí là đạt hiệu quả hơn, khi trẻ chưa từng tiếp xúc với virus.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
HPV là virus lây truyền phổ biến qua đường tình dục, có khả năng gây mụn cóc sinh dục (sùi mào gà) và các bệnh ung thư nguy hiểm ở cả nam và nữ. Xác suất nhiễm HPV trung bình trong suốt cuộc đời của nữ giới là 85%, trong khi ở nam giới là 91%. Nếu số lượng bạn tình càng nhiều, tỷ lệ lây nhiễm virus sẽ càng tăng. Vậy quan hệ rồi có tiêm HPV được không? Thậm chí đã bị sùi mào gà có tiêm phòng HPV được không?
Bài viết được tham vấn Y khoa bởi BS Bùi Công Sự, Quản lý Y khoa Vùng 3 – Miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC.
Một số lưu ý cho người tiêm vắc xin HPV sau khi đã quan hệ
Cần tuân thủ phác đồ, tiêm đúng lịch, đủ mũi theo độ tuổi được khuyến cáo để vắc xin HPV phát huy được hiệu quả bảo vệ cao nhất. Các nghiên cứu cho thấy, vắc xin có hiệu quả bảo vệ cao trên 90%; tính sinh miễn dịch tốt, nồng độ kháng thể có thể duy trì lên đến 30 năm.
Hiện có 2 loại vắc xin HPV được lưu hành tại Việt Nam gồm: Gardasil (Mỹ) và Gardasil 9 (Mỹ).
Phòng 4 chủng HPV 6, 11, 16 và 18 cho trẻ em gái, phụ nữ từ 9-26 tuổi.
Được xem là vắc xin bình đẳng giới vì mở rộng cả đối tượng và phạm vi phòng bệnh rộng hơn ở nam và nữ giới từ 9 đến 45 tuổi, bảo vệ khỏi 9 tuýp virus HPV phổ biến 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58. (4)
Nếu tại thời điểm tiêm lần đầu tiên sẽ tiêm theo phác đồ 2 mũi:
Nếu mũi 2 tiêm cách mũi 1 < 5 tháng, cần tiêm mũi 3 cách mũi 2 ít nhất 3 tháng sẽ tiêm theo phác đồ 3 mũi (0-2-6):
Nếu tại thời điểm tiêm lần đầu tiên sẽ tiêm theo phác đồ 3 mũi (0-2-6):
Hoặc tại thời điểm tiêm lần đầu tiên có thể tiêm theo phác đồ tiêm nhanh:
Mặt khác, nên kiêng quan hệ không an toàn ngay cả sau khi tiêm vắc xin HPV. Vì vắc xin cần vài ngày cho đến vài tuần để sinh kháng thể bảo vệ cơ thể trước các chủng HPV có trong vắc xin. Thậm chí, sau khi tiêm phòng một thời gian dài vẫn cần sử dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ để phòng nguy cơ lây nhiễm các chủng virus không có trong vắc xin và các bệnh lây qua đường tình dục khác. Nên quan hệ chung thủy 1 vợ 1 chồng, 1 bạn tình để hạn chế nguy cơ lây nhiễm HPV.
Ở nữ giới, bên cạnh tiêm phòng HPV nên kết hợp khám phụ khoa định kỳ để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường như sùi mào gà hay các dấu hiệu tiền ung thư do HPV như ung thư cổ tử cung. Theo Globocan 2018, ung thư cổ tử cung là nguyên nhân tử vong đứng thứ 2 ở phụ nữ chỉ sau ung thư vú, với khoảng 4.200 ca mắc mới và 2.400 ca tử vong mỗi năm tại nước ta.
Tại Mỹ, mỗi năm ước tính có khoảng 13.960 bệnh nhân mắc mới, 4.310 ca tử vong do ung thư cổ tử cung. Bệnh có tỷ lệ tử vong cao xếp thứ 3 trong số các bệnh phụ khoa tại Mỹ, sau ung thư tử cung và ung thư buồng trứng. Phát hiện sớm dấu hiệu bất thường sẽ góp phần nâng cao khả năng điều trị ung thư cổ tử cung thành công.
Hiện Hệ thống hàng trăm trung tâm tiêm chủng VNVC đang có sẵn các loại vắc xin ngừa HPV như Gardasil và Gardasil 9 phòng các bệnh nguy hiểm do HPV gây ra cho trẻ em và người lớn từ 9-45 tuổi. Để đặt lịch tiêm vắc xin, tư vấn các vấn đề xoay quanh vắc xin phòng HPV, Quý khách vui lòng liên hệ hotline 028 7102 6595, fanpage trungtamtiemchungvnvc hoặc đến trực tiếp các trung tâm VNVC trên toàn quốc.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Quan hệ rồi có tiêm HPV được không hay nếu không may bị sùi mào gà thì có còn tiêm vắc xin được không là thắc mắc của nhiều người dân. Thực tế, ở những người đã từng quan hệ tình dục, tiêm vắc xin vẫn phát huy được hiệu quả phòng ngừa các chủng HPV nguy cơ cao, bảo vệ trước các chủng HPV chưa nhiễm cũng như ngăn chặn nguy cơ tái nhiễm, giúp tiết kiệm chi phí điều trị các bệnh liên quan đến HPV.
Ung thư cổ tử cung là một trong những căn bệnh gây tử vong cao ở nước ta. Đáng buồn là số lượng nữ giới mắc căn bệnh này ngày càng tăng cao ở mức độ đáng báo động và tiêm HPV là giải pháp ngăn ngừa bệnh lý này hữu hiệu nhất. Vậy độ tuổi nào có thể tiêm vắc xin HPV? 30 tuổi có nên tiêm HPV không? Mời quý độc giả cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu.
Nam hay nữ 30 tuổi đều nên tiêm HPV càng sớm càng tốt để ngăn ngừa một số bệnh lý nguy hiểm như mụn cóc sinh dục, ung thư cổ tử cung, hậu môn, âm đạo,...
Nếu bạn đã 30 tuổi thậm chí ngoài 30 tuổi thì vẫn có thể tiêm phòng HPV được nhưng hiệu quả sẽ không cao được như độ tuổi khuyến cáo.
Tuy nhiên theo các chuyên gia, độ tuổi thích hợp nhất để tiêm vắc xin ngừa HPV chính là từ 9 - 26 tuổi, và khoảng thời gian lý tưởng nhất là từ 11 - 12 tuổi. Đây là khoảng thời gian vắc xin hoạt động tốt nhất và mang lại hiệu quả ngừa bệnh cao.
Dựa theo các báo cáo từ WHO, phụ nữ từ 35 tuổi có tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung cao nhất. Chính vì vậy, việc tiêm HPV chưa bao giờ quá muộn. Đây là cách để phòng ngừa bệnh do virus HPV gây ra cho cả nam và nữ.