Sơn Huyền Bí

Sơn Huyền Bí

Tác giả Philippe Ngo viết về trải nghiệm du lịch những lâu đài, hầm mộ lâu đời ở Pháp, Anh, Hà Lan… trong cuốn "Châu Âu huyền bí".

Hệ thống đang kiểm tra truy cập của bạn.

Trình duyệt của bạn xẽ được chuyển sang trang đích trong vòng vài giây tới.

Vui lòng đợi trong giây lát!...

Huyền  Bí  Học và  Huyền  Thuật

(Occultism versus the Occult Arts, Lucifer, May 1988)

Huyền bí học và huyền thuật khác nhau rất xa, tuy nhiên đa số người không có ý niệm rõ ràng về bản chất của huyền bí học, và lẫn lộn nó với huyền thuật nói chung, kể cả tà thuật. Hiểu biết về quyền năng mà con người có thể có được nhờ huyền thuật, và phương tiện để thụ đắc chúng thì thay đổi và có nhiều mầu sắc theo quan niệm khác nhau. Liệu những ai mong muốn có Minh Triết và Quyền Năng cảm thấy tức giận chăng nếu ta cho họ hay sự thật trần trụi ? Chẳng những làm vậy có ích mà nay chuyện cần làm sáng tỏ trước khi quá trễ. Sự thật này chỉ nằm trong vài chữ, là hiện nay ở phương Tây trong số hàng trăm người tự gọi mình là 'huyền bí gia', có chưa tới sáu người có ý niệm gần đúng về tính chất của khoa học mà họ muốn thông thạo. Tất cả những người này đều trên đường hướng về Tà thuật, chỉ trừ một số nhỏ biệt lệ. Với trí não đang rối rắm, họ cần suy nghĩ rõ ràng trước khi phản đối nhận xét trên. Trước tiên họ cần biết tương quan thật sự giữa khoa Huyền Thuật và Huyền bí học, sự khác biệt giữa hai ngành rồi hãy nổi cơn thịnh nộ nếu vẫn cho là họ đúng. Trong khi đó, họ nên biết rằng huyền bí học khác với huyền thuật và những khoa học bí truyền khác như mặt trời khác với ánh lửa rơm, như tinh thần bất biến và bất tử của ta – là phản ảnh của Đại Ngã tuyệt đối, vô căn và bất khả tư nghị – khác với đất sét hư hoại, là thân xác con người. Ở phương tây, ngôn ngữ đương thời càng bị vật chất hóa chừng nào trong bầu không khí lạnh lùng ích kỷ của tây phương và việc thế giới văn minh không ngừng theo đuổi của cải vật chất, người ta càng không thấy có nhu cầu đặt ra chữ mới để biểu lộ điều được ngầm công nhận là tuyệt đối 'mê tín dị đoan'.  Những chữ ấy chỉ có thể đề cập tới ý niệm mà người có trình độ không nên nghĩ tới.  Những chữ Huyền thuật (Magic), Ma thuật (Sorcery), và Huyền bí học (Occultism) bị xem là chữ coi khinh, và thường chỉ dùng để nói về tàn dư của thời trung cổ tối tăm, hoặc thời của xã hội đa thần trước đó. Vì vậy chúng ta không có chữ trong tiếng Anh để xác định và phân biệt mức độ khác nhau giữa những quyền năng khác thường, hoặc các khoa học dẫn tới việc thụ đắc chúng, không giống như sự tinh tế trong các ngôn ngữ đông phương, nhất là Phạn ngữ. Chữ 'phép lạ miracle' và 'phép thuật enchantment' (nói cho cùng đồng nghĩa với nhau, vì cả hai biểu lộ ý là tạo ra vật kỳ diệu bằng cách phá luật thiên nhiên (!!) như ai được nhìn nhận có thẩm quyền giải thích) muốn gợi trong trí người nghe, hoặc người phát âm ra chữ điều chi ? Người Thiên Chúa giáo tin chắc rằng Thượng đế tạo ra phép lạ qua các thánh nhân trong đạo mình, mà cùng phép lạ ấy được thuật trong đạo khác thì cho đó là do quỉ dữ làm nên, cùng liên kết nhân vật sau với huyền bí học. ... Có việc ấy vì không có chữ cho thấy sự khác biệt, không có chữ diễn tả mức độ chánh tà cùng vạch lằn ranh phân chia giữa điều cao cả, chân thực và điều quái dị, kỳ quặc. Điều sau là diễn giải của thần học, dạy rằng con người, Thượng đế và quỉ dữ phá luật thiên nhiên khi làm phép lạ, còn điều trước là những 'phép lạ' hợp với luật thiên nhiên do các thuật sĩ như Moses làm, những vị từng theo học trong các đền thờ Minh Triết giảng dạy huyền bí học chân chánh. Chữ này, Huyền bí học, là chữ dễ gây nhầm lẫn vì nó được dịch từ chữ kép Gupta-Vidya 'Sự Hiểu Biết Mật'. Nhưng đó là hiểu biết gì ? Vài danh từ Phạn ngữ có thể giúp ta. Trong số nhiều tên chỉ các loại Khoa học bí truyền, có bốn tên  được cho biết: ● Yajna-Vidya: hiểu biết về những quyền năng huyền bí trong thiên nhiên, được khơi dậy do việc thực hành một số nghi thức tôn giáo, nghi lễ. ● Mahavidya, đại tri thức, là huyền thuật của các đạo sĩ, đôi khi là tà thuật loại tệ hại nhất. ● Guhya-Vidya, hiểu biết về quyền năng huyền bí của âm thanh hay chú ngữ, trong lời kinh hay câu xướng, và tùy thuộc vào nhịp cùng âm điệu sử dụng; nói khác đi huyền thuật dựa trên hiểu biết về các lực trong thiên nhiên và sự liên hệ của chúng. Và, ● Atma-Vidya, 'hiểu biết của linh hồn', là chân Minh Triết, mà còn có nghĩa hơn thế. Tên sau cùng này là huyền bí học duy nhất mà người TTH nào yêu thích 'Ánh Sáng trên Đường Đạo', ai muốn được sáng suốt và không ích kỷ, nên theo đuổi. Ngoài ra tất cả những điều khác là nhánh nhóc của 'Khoa học Huyền Bí', tức những thuật dựa trên sự hiểu biết bản chất sâu xa nhất của mọi vật trong thiên nhiên – dù bản chất ấy vô hình ra sao và cho tới nay khoa học vẫn chưa hiểu rõ –, như kim thạch, thảo mộc và thú cầm, tức vật trong cõi vật chất. ... Người ta có thể học tất cả những hiểu biết khác và có được kết quả xấu, tốt hoặc trung bình, nhưng Atma-Vidya coi chúng không có giá trị mấy. Atma-Vidya chứa đựng tất cả những điều này và đôi khi có thể dùng chúng nhưng chỉ làm vậy sau khi tinh lọc chúng hết những cặn bã, cho mục đích tốt lành, và cẩn trọng loại trừ mỗi một động cơ ích kỷ. Để giải thích thì ai cũng có thể học một hay tất cả những 'Huyền Thuật' nói trên mà không cần có chuẩn bị trước kỹ lưỡng ra sao, và cũng không cần theo lối sống bó buộc quá đáng. Ta cũng có thể không đòi hỏi có tiêu chuẩn cao về đạo đức, mà như vậy đương nhiên trăm người như một trở thành phù thủy lành nghề, rơi vào tà thuật. ... Có người nhúng tay vào huyền thuật như thuật thôi miên, mổ xẻ thú vật sống để thí nghiệm, dù có hiểu rõ bản chất các hành động này hay không, nhưng ai cảm thấy học viên phải theo qui luật khó khăn thì hãy rút lui và để yên Atma Vidya hay Huyền bí học. Hãy để họ thành thầy bùa, thầy chú, và pháp sư tà đạo trong mười kiếp tới. Nhưng cũng có những người được thu hút mạnh mẽ về huyền thuật mà không ý thức được bản chất thực sự của điều họ ước ao, chưa loại bỏ được ham muốn,  đừng nói tới việc thật lòng không ích kỷ. Vậy những người không may ấy bị dằng co giữa những lực đối kháng thì sao ? Bởi một điều được nói tới rất nhiều không cần nhắc lại, và sự kiện tự nó hiển nhiên cho ai quan sát, là một khi lòng ham muốn huyền bí học thực sự khơi dậy trong tâm thì người ấy không còn cảm thấy bình an, thoải mái trong cuộc sống. Anh bị sự bất an gậm nhấm mà không sao giải quyết, và do vậy bị thúc giục đi vào những chốn hoang vu, quạnh quẽ của đời. Tim anh đầy ắp si mê và ham muốn ích kỷ khiến anh không qua được cửa Đạo, anh không thể tìm thấy sự ngơi nghỉ hay bình an trong đời sống bình thường. Thế thì chuyện không tránh được là anh phải rơi vào ma thuật và tà thuật sao, và nhiều kiếp như vậy sẽ khiến anh có karma kinh khiếp ư ? Không có đường nào khác cho anh à ? Chúng tôi trả lời rằng đương nhiên là có. Anh đừng ước nguyện quá mức anh có thể hoàn thành, đừng mang lấy gánh nặng hơn sức chịu đựng của anh. Anh không cần trở thành 'Mahatma', Phật, Đại Thánh, mà hãy học triết lý và' Khoa học của Linh hồn', và anh có thể trở thành một trong những ân nhân khiêm nhường của nhân loại mà không có quyền năng siêu nhân nào. Siddhis (hay quyền năng của bậc La hán) chỉ dành cho ai có thể 'sống đời gương mẫu', tuân giữ theo những hy sinh lớn lao mà việc huấn luyện như thế đòi hỏi, và tuân theo từng chữ một. Họ nên biết ngay và luôn luôn nhớ, rằng Huyền bí học chân thực hay TTH là việc 'Từ Bỏ lớn lao cái Tôi' vô điều kiện và tuyệt đối, trong tư tưởng cũng như trong hành động. Nó là lòng Xả Kỷ, đưa người sống theo nó ra bên ngoài cuộc sống thông thường. 'Anh không sống cho mình mà sống cho đời', ngay vừa khi anh khấn nguyện hiến mình cho công việc. Anh được tha thứ nhiều trong những năm dự bị đầu tiên, nhưng khi anh thực sự được 'chấp nhận' thì cái ngã của anh phải biến mất, và anh phải trở thành một lực lành trong Thiên nhiên mà thôi. Sau đó có hai cực cho anh, hai con đường và không có chặng giữa đoạn đường cho anh ngơi nghỉ. Hoặc anh khó nhọc tiến lên từng bước từng bước một, thường là qua nhiều kiếp và không dành thì giờ trong cõi Devachan tức Thiên đàng, theo nấc thang vàng dẫn đến quả vị Chân sư (là cảnh sống của bậc La Hán hoặc Bồ Tát), hoặc ngay từ bước đầu tiên lạc lối, anh để cho mình rơi vào hàng ngũ ai luyện tà thuật  ... Người ta hoặc không biết những điều này hoặc chúng bị gạt hoàn toàn qua bên. Thực vậy, ai có thể theo dõi diễn biến thầm lặng của những ước nguyện ban sơ nơi người muốn học huyền bí học, thường thấy tư tưởng họ dần dần nẩy sinh những ý nghĩ lạ lùng. Có những người mà khả năng lý luận bị ảnh hưởng bên ngoài chi phối tới mức họ tưởng tượng rằng đam mê thú tính có thể được thăng hoa, nâng cao khiến cho sự nồng nhiệt cuồn cuộn như vũ bão có thể được hướng vào trong, đè nén giữ kín trong lòng cho tới khi năng lực chưa tiêu tán của nó sẽ hướng lên cao tới mục đích thánh thiện hơn; có nghĩa tới khi năng lực tổng hợp chưa giải trừ lại cho phép con người bước vào linh điện nội tâm, đứng trước Chân sư là Chân ngã của họ ! Vì nhắm tới mục đích ấy, họ không tranh đấu với đam mê trong lòng hay diệt trừ chúng mà với ý chí mạnh mẽ, họ chỉ làm dịu ngọn lửa hừng hực, giữ kín ở nội tâm, cho phép nó âm ỉ dưới lớp tro mỏng. Tội thay cho ai có viễn ảnh mà mù quáng ! Nó không khác gì hy vọng là người thông ống khói say rượu vừa xong việc , thân nóng nực chẩy mồ hôi nhớp nhúa, có thể được giữ trong đền thờ giăng vải trắng tinh tuyền, và thay vì làm vải lấm lem biến thành đống giẻ dơ bẩn, họ lại trở nên rành rẽ mọi chuyện trong ngoài đền thờ, và cuối cùng bước ra tinh khiết như linh điện. Liệu một tá con chồn hôi nhốt trong bầu không khí thanh khiết của tu viện, có thể thoát ra mà thân ngát hương trầm dùng trong đó không ? Có thể thế chăng ? Ta hãy thử suy luận. Vị 'Chân sư' trong linh điện nội tâm là 'Chân ngã' – phần tinh thần thiêng liêng mà tâm thức hoàn toàn dựa vào cái Trí con người mà ta thường gọi là cái Tâm. Tâm này gồm hai phần, phần cao nhất là ước vọng tinh thần, ý chí, tình thương thiêng liêng; phần thấp hơn là thú tính và đam mê chuyện trần tục do việc linh hồn  đồng hóa với các thể, nguồn sinh ra những điều trên. Cái tâm vì vậy xử sự như cầu nối và trung gian giữa thú tính của con người mà lý trí cao tìm cách chế ngự, và phần bản chất tinh thần thiêng liêng mà nó hướng về, khi thắng thế trong cuộc tranh chấp với bản tính thấp bên trong. Phần sau là bản năng, nguồn gốc của si mê mà như đã nói, chỉ được làm dịu đi thay vì diệt trừ hẳn, và được ai nhiệt thành mà chưa cẩn trọng giữ kín trong lòng. Họ có mong là nhờ vậy biến giòng nước đục của thú tính thành nước trong vắt của sự sống ? Và giòng nước dơ được giữ ở chỗ nào vô can để không tác hại người ? Lòng si mê cuồng nhiệt vàsự thèm khát nồng cháy vẫn còn sống động, được cho nằm yên trong tình cảm của người.  Cả hạ trí và thượng trí loại bỏ các tâm tình này nhưng không khỏi bị lấm lem theo; phần Tinh thần hay Chân ngã không thể hấp thu những cảm xúc thấp, tựa như nước trộn lẫn với dầu. Thế nên chỉ riêng cái trí, cầu nối duy nhất và là trung gian giữa con người dưới thế với Chân ngã trên cao, bị đau khổ và gặp nguy hiểm không ngừng là những si mê ấy có thể được khơi dậy bất cứ lúc nào làm họ sa ngã, bị tiêu tan trong hố sâu vật chất. Làm sao nó có thể hướng theo sự hòa hợp thiêng liêng của Chân ngã, khi có đam mê trong lòng trong lúc tập luyện là làm hư sự hòa hợp ấy? Làm sao sự hòa hợp chế ngự và thắng được, khi linh hồn bị nhuốm dơ và phân tâm do si mê gây xáo trộn, và ngũ quan sinh ra ham muốn trần tục hay ngay cả xúc động của tình cảm ? Bởi xúc động tình cảm không phải là một thành phần của cái ngã thiêng liêng, mà là bạn đồng hành của thể xác. Nó là cầu nối giữa phàm ngã hay hạ trí với thể xác, và là vận cụ phù du, không phải cho sự sống bất tử. Giống như bóng hình của người, tình cảm theo chân các hoạt động và ngẫu hứng của người một cách máy móc, rập khuôn, thế nên hướng về vật chất mà không hề vươn lên cõi Tinh thần. Chỉ khi nào si mê hoàn toàn mất hẳn quyền lực, bị ý chí không lay chuyển đè bẹp làm tiêu tán, khi mà chẳng những sự thèm khát và ham muốn xác thịt tan biến, mà luôn cả ý thức về phàm ngã cũng bị loại trừ và cảm thể bị giảm thiểu tới mức trống không, khi đó sự hòa hợp với Chân ngã mới có thể thành tựu. Lúc ấy cảm thể chỉ phản ảnh cái ngã được tinh lọc, sống động mà không còn ham muốn, ích kỷ, và Chân ngã có thể rung động cùng nhịp cả hai phần của người, phần vật chất được tinh lọc và phần Tinh thần luôn luôn tinh khiết – và đứng trước mặt Tinh thần thiêng liêng mà nó hằng là một. Làm sao một người có thể bước vào 'khung cửa hẹp' của huyền bí học khi tư tưởng hằng giờ và hằng phút của họ ràng buộc vào chuyện trần, ham muốn có tài sản và quyền uy, cộng với sự thèm khát, tham vọng và bổn phận, dù đáng trọng bao nhiêu, cũng vẫn thuộc về phàm tục ? Ngay cả tình thương chồng/vợ và gia đình – là tình thương thanh khiết nhất vì không ích kỷ nhất trong tình người – cũng là một ngăn trở trong huyền bí học chân thực. Vì lấy thí dụ tình thương thánh thiện của mẹ với con, hay của chồng đối với vợ, những tình cảm ấy khi phân tích tới cùng, sàng lọc kỹ lưỡng thì vẫn có lòng ích kỷ trong chuyện đầu, và lòng ích kỷ của lứa đôi trong chuyện sau. Người mẹ nào lại không  ngần ngại chịu hy sinh đời mình trăm ngàn lần cho đứa con yêu quí ? và tình nhân nào hay người chồng hết lòng dạ lại không màng đến việc phá vỡ hạnh phúc của bất cứ ai khác để thỏa mãn ham muốn của người mà họ thương ? Xã hội bảo ấy là chuyện tự nhiên. Đúng thế, nếu xét theo tình thường của người phàm, nhưng không hẳn vậy nếu xét theo tình thương thiêng liêng trùm khắp. Bởi khi tâm ta tràn ngập tư tưởng cho một nhóm nhỏ cá nhân thân thiết, quí mến đối với ta, thì có chỗ nào trong tâm cho khối nhân loại còn lại ? Còn có bao nhiêu phần trăm tình thương và lòng chăm chút dành cho nhân loại 'mồ côi lớn lao' ? Và làm sao lời nói lặng lẽ (của chân nhân) có thể nghe được khi tâm hồn hoàn toàn hướng về những người mà ta thương mến  ? Có còn chỗ nào trong lòng để quan tâm đến nhu cầu của nhân loại như là một khối, hay để có đáp ứng lẹ làng ? Thế nhưng ai muốn có được minh triết trong trời đất, thì chỉ đạt được bằng cách mở lòng với trọn Nhân loại không phân biệt chủng tộc, mầu da, tôn giáo hay địa vị xã hội. Chỉ có lòng xả kỷ, không phải chủ nghĩa cái tôi dù hợp lệ nhất và cao thượng nhất, là có thể dẫn cá nhân hòa cái Ngã nhỏ bé của mình vào Đại Ngã. Chính những nhu cầu này và cho mục đích này mà người học hỏi huyền bí học chân thực phải dâng hiến chính mình, nếu họ muốn có được Minh Triết và Hiểu Biết Thiêng Liêng (theo = thần linh, sophy: minh triết). Người chí nguyện phải tuyệt đối chọn giữa cảnh sống theo thói phàm và cảnh sống theo huyền bí học. Tìm thế nối kết cả hai chỉ vô ích, phí công vì không ai có thể làm tôi cho hai chủ mà thỏa mãn được cả hai. Không ai có thể chìu theo thân xác và cùng lúc theo Chân nhân, làm bổn phận gia đình và bổn phận thiêng liêng mà không bị thiếu sót với phần này hay phần kia. Vì hoặc anh sẽ nghe theo tiếng nói thầm lặng của linh hồn và lơ là với bổn phận với các con; hoặc anh chỉ lắng nghe đòi hỏi của cái sau và làm ngơ với lời kêu cầu của Nhân loại. Nó sẽ là cuộc tranh đấu dữ dội, không ngừng, cho hầu hết ai có gia đình muốn theo đuổi huyền bí học thực hành đúng nghĩa, thay vì triết lý có tính lý thuyết. Bởi họ sẽ thấy mình luôn đắn đo chọn lựa giữa tiếng nói của tình thương thiêng liêng vô tư cho Nhân loại, và tình thương hồng trần cho cái tôi. Và điều này chỉ làm họ thất bại với một trong hai điều, hay không chừng với cả hai bổn phận. Tệ hơn nữa là ai khi đã thệ nguyện theo Huyền bí học mà còn chìu theo việc thỏa mãn ham muốn hay luyến ái cõi trần, sẽ gặp kết quả ngay lập tức; ấy là bị sa ngã không cưỡng được từ trạng thái thiêng liêng vô tư xuống cảnh của vật chất thấp hơn. Việc thỏa mãn nhục dục, hay ngay cả sự tự mãn trí tuệ, lập tức làm mất đi khả năng phân biện về mặt tinh thần; không còn phân biệt được tiếng nói của Chân sư với si mê trong lòng hay ngay cả thúc giục của tà đạo; phải so với trái; đạo đức hợp lẽ so với biện luận quanh co; điều chi có vẻ thật huyền bí chói ngời sẽ chỉ trở thành tro lạnh trên môi làm tim cay đắng. Bởi một khi hiểu lầm và hành động theo lầm lẫn của mình, đa số người không nhận ra lỗi và vì vậy rơi càng lúc càng sâu vào vũng lầy; và cho dù hậu ý là yếu tố chính yếu quyết định chánh thuật hay tà thuật đã được sử dụng, nhưng hệ quả của ma thuật, dù sử dụng một cách vô thức không chủ ý, vẫn sinh ra karma xấu không tránh được. Sách vở đã nói nhiều và cho thấy rằng ma thuật là bất cứ ảnh hưởng xấu nào tác động lên người khác, làm họ bị đau khổ hoặc làm cho người khác nữa bị đau khổ. Karma là hòn đá nặng làm tung tóe làn nước yên tĩnh của sự  Sống; và hẳn nó sẽ sinh ra nhiều vòng sóng càng lúc càng rộng, lan càng lúc càng xa hơn, gần như đến vô tận. Nguyên nhân sinh ra như thế sẽ mang lại hệ quả do luật Nhân Quả công minh. Phải chi người ta biết kềm chế, không vội vàng thực hành chuyện mà họ không hiểu bản chất lẫn tầm quan trọng, hẳn phần lớn những điều này có thể tránh được. Không ai bị bắt buộc phải mang nặng quá sức và khả năng của mình. Có những người là thuật sĩ (magician), nhà huyền học (mystic), huyền bí học (occultist) bẩm sinh, do thừa hưởng từ nhiều kiếp và qua bao niên kỷ thành công cũng như thất bại. Có thể nói họ không còn si mê, không thôi thúc nào thuộc cõi trần còn có thể khơi dậy ngọn lửa dục vọng hoặc ham muốn của ngũ quan, không lời nào của ai có thể làm tâm họ đáp ứng, ngoại trừ lời khóc than đau khổ của Nhân loại. Chỉ những người này may ra mới thành công, nhưng ta gặp rất ít người như vậy và họ đi qua được khung cửa hẹp của huyền bí học vì không mang theo tư trang, là cảm xúc vô thường của con người, cùng với họ. Họ đã loại bỏ cảm xúc của cái ngã, do vậy làm lặng yên tình cảm và cánh cửa hẹp chói vàng mở rộng ra cho họ. Chuyện không được vậy cho ai còn mang trong nhiều kiếp gánh nặng tội lỗi đã phạm trong những đời trước, và ngay cả đời này. Với người như vậy, trừ khi họ tiến bước thật cẩn trọng, cánh cửa vàng Minh Triết có thể biến hình thành cánh cửa rộng và con đường thênh thang dẫn tới sự tiêu tán, là chung cuộc của đa số người tiến vào cửa này. Ấy là cánh cửa của huyền thuật, sử dụng cho mục đích ích kỷ và không có sự kềm chế và hướng dẫn tốt lành của Atma Vidya (MTTL). Chúng ta đang ở trong thời kỳ Kali Yuga và ảnh hưởng chết người của nó ở phương tây mạnh ngàn lần hơn so với ở phương đông, đó là tại sao con người dễ dàng trở thành nạn nhân của tà lực trong thời đại tranh chấp này, và tại sao thế giới lại nhọc nhằn với bao huyễn tưởng. Một trong những huyễn tưởng đó là nhiều người nghĩ rằng họ có thể tới cổng và bước qua thềm huyền bí học tương đối dễ dàng, không phải có hy sinh to tát. Đó là mơ tưởng của đa số người TTH, được thúc đẩy do ham muốn có quyền năng và lòng ích kỷ riêng tư, đây không phải là cảm xúc có thể dẫn họ tới mục tiêu mong ước. Bởi, như vị được xem là đã hy sinh chính ngài cho nhân loại, từng nói rõ: - Cửa hẹp và đường chật dẫn tới sự Sống vĩnh cửu', và vì thế 'chỉ có ít người tìm thấy cửa này'. Con đường chật hẹp tới mức chỉ đề cập sơ qua vài khó khăn tiên khởi cũng đủ làm ứng viên tây phương kinh sợ, quay lưng thụt lui rùng mình ... Hãy để họ ngưng ở đó và không gắng công thêm khi còn nhiều yếu đuối. Vì nếu khi quay lưng với khung cửa hẹp, họ bị lòng ham muốn huyền thuật lôi kéo chỉ một bước vào hướng của cánh cửa rộng khêu gợi hơn, có bí ẩn chói lọi rực rỡ đầy sự huyễn ảo, thì tội thay ! Nó chỉ có thể dẫn tới Ma thuật, và chẳng mấy chốc họ sẽ rơi vào tử lộ của hố sâu như  thi sĩ  Dante mô tả:

Per me si va nella citta dolente Per me si va nell'eterno dolore Per me si va tra la perduta gente ... (Qua cổng tôi là bước vào khổ ngục Qua cổng tôi, chốn đau đớn triền miên Qua cổng tôi, kẻ vong thân vĩnh viễn ...)

Lối kiến trúc huyền bí, tinh xảo

Thánh địa Mỹ Sơn với hơn 70 ngôi đền được chạm khắc tinh xảo, cầu kỳ mang nhiều dòng chữ quan trọng bằng tiếng Phạn và tiếng Chăm. Di tích này đã bị quên lãng cho đến năm 1898, một người Pháp cùng đồng nghiệp của ông đã phát hiện ra khu di tích nằm ẩn mình trong rừng, giữa lòng thung lũng xung quanh được 2 ngọn núi hùng vĩ che chở.

Nghệ thuật kiến trúc đền tháp mang ảnh hưởng lớn của phong cách Ấn Độ. Thánh địa có một tháp chính (Kalan) và nhiều tháp phụ nhỏ bao bọc xung quanh. Các tháp đều có hình chóp, biểu tượng của đỉnh. Những đền tháp ở Mỹ Sơn được xây dựng bằng gạch đỏ, không vôi phủ ngoài, giữa các viên gạch không có mạch hồ. Các đền tháp đều có hình tứ giác. Mái tháp được cấu trúc theo nhiều tầng tháp chồng lên nhau, trên đặc dưới rỗng, càng lên cao càng nhỏ dần tạo dáng cao vút. Mặt ngoài cửa các tháp mang những đường nét và đường cong mô tả hình người, hình động vật, cỏ cây hoa lá với nhiều dáng vẻ khác nhau rất sinh động và uyển chuyển.

Khu di tích Mỹ Sơn được xây dựng với kiến trúc dạng quần thể, được bố trí theo hai hoặc nhiều tháp có đường đi nối liền với nhau. khi khách du lịch đến tham quan , họ sẽ chiêm ngưỡng được vẻ đẹp của nghệ thuật điêu khắc từ vật liệu đến những nét chạm khắc tinh tế đến vô cũng tinh vi dù đã bị bom đạn tàn phá theo thời gian.

Những đền thờ chính ở Mỹ Sơn thờ một bộ Linga hoặc hình tượng của thần Siva-Đấng bảo hộ của các dòng vua Chămpa. Vị thần được tôn thờ ở Mỹ Sơn là Bhadravarman, là vị vua đã sáng lập dòng vua đầu tiên của vùng Amaravati vào thế kỷ IV kết hợp với tên thần Siva, trở thành tín ngưỡng chính thờ thần-vua và tổ tiên hoàng tộc.

Theo Ban Quản Lý (BQL) Di sản Văn hóa Mỹ Sơn cho biết, toàn bộ di tích Mỹ Sơn được chia thành 4 khu vực: A, B, C. Trong đó Khu vực A: Là nơi du khách có thể ngắm nhìn toàn bộ quần thể đền tháp. Phần lớn các công trình ở khu vực này đang trong quá trình trùng tu; Khu vực B: Là nơi có 1 tháp chính và 3 tháp phụ. Khu vực này tọa lạc tại đồi phía tây; Khu vực C: Nơi đây tập hợp rất nhiều đền, tháp, bia ký, các bức phù điêu, những tác phẩm điêu khắc ấn tượng, độc đáo nhất tại Thánh địa Mỹ Sơn. Khu C nằm ở đồi phía nam và là địa điểm mà khách du lịch chắc chắn không nên bỏ lỡ khi tham quan quần thể di tích này.

Sau 6 năm triển khai (2016-2022), di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn đã được gia cố, trùng tu, tôn tạo hoàn chỉnh các nhóm tháp K, H, A, trả lại dáng vẻ ban đầu như khi người Pháp phát hiện. Trong quá trình phát lộ trùng tu đã phát hiện hàng trăm hiện vật có giá trị, nhiều hiện vật lần đầu mới phát hiện tại Mỹ Sơn. Trong đó có tượng thần bằng đá phát hiện ở khu tháp A, bức phù điêu trong lòng tháp A13 tương đối khác lạ so với các công trình kiến trúc được điêu khắc trong lòng tháp của kiến trúc Champa. Đối với Khu tháp K, các chuyên gia đã phát lộ, khai quật với diện tích hơn 400 m2. Trong quá trình bóc tách, di chuyển lớp đất sâu 60-80 cm đã phát hiện tháp K có hai cửa ở 2 hướng Đông - Tây và 2 bức tường thấp chạy song song, kéo dài về hướng khu E, F…. BQL Di Sản Văn hóa Mỹ Sơn cho biết thêm.

Trải nghiệm con đường cổ độc đáo

Trong quá trình trùng tu và phục chế các đền tháp, một chuyên gia người Ấn Độ đã phát hiện ra con đường này. Đây là con đường cổ dẫn thẳng tới trung tâm khu Thánh địa Mỹ Sơn với chiều rộng 8m, hai bên là hai bờ tường song song được chạm khắc tinh tế và chôn trong lòng đất ở độ sâu 1m.

Theo các tài liệu lịch sử ghi chép lại, đây là con đường dẫn thẳng tới vùng trung tâm di sản, nơi có tòa tháp cổng lớn dùng để cúng tế mà chỉ có vua chúa và các thành viên hoàng tộc, các chức sắc cao quý của Chăm Pa cổ mới được phép đi vào. Hệ thống tường bao 2 bên con đường được chạm khắc tinh tế và khéo léo. Sự phát hiện quan trọng này đã góp phần tăng thêm các giá trị lịch sử lâu đời mà di sản thánh địa Mỹ Sơn đem lại.

Thưởng thức điệu múa Apsara đầy mê hoặc

Ngoài việc tham quan các công trình lịch sử, du khách còn được chiêm ngưỡng điệu múa Apsara được lấy cảm hứng từ tượng đá sa thạch điêu khắc Apsara. Điều thú vị nhất khi đến Mỹ Sơn là khi những tia nắng mặt trời nhạt dần trên những tháp cổ du khách mới thấy hết được vẻ đẹp huyền bí của di tích này. Dưới ánh chiều đỏ rực, những ngôi tháp cổ trở nên lung linh, huyền ảo với những điệu múa của nàng vũ nữ Apsara làm say đắm lòng người.

Điệu múa Apsara được dùng để biểu diễn trong các chương trình nghệ thuật quan trọng của tỉnh Quảng Nam cũng như phục vụ cho các đoàn khách du lịch tới tham quan thánh địa Mỹ Sơn. Du khách sẽ như lạc vào vùng đất Chăm Pa cổ xưa với hình ảnh các cô gái với ngón tay búp măng thuôn dài, khuôn ngực căng tròn cùng đường cong quyến rũ trong các trang phục lấp lánh, rực rỡ hòa quyện cùng tiếng trống Paranưng và tiếng khèn Saranai càng khiến du khách say đắm muôn phần.

Thánh địa Mỹ Sơn không chỉ mang đậm nét kiến trúc riêng biệt mà nơi đây còn mang đậm nét văn hóa của người Chăm với những vũ điệu Chăm nhẹ nhàng, uyển chuyển. Độc đáo với những vũ điệu dâng lễ chính là điệu múa thiêng hướng vọng thần linh ở các ngôi đền tháp./.