DOL có 15+ cơ sở tại TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng
Cơ hội nghề nghiệp của Ngành Luật Kinh Doanh
Sinh viên tốt nghiệp ngành luật kinh doanh (luật doanh nghiệp) có cơ hội việc làm ở các doanh nghiệp tư nhân, nhà nước, ngân hàng, tổ chức phi lợi nhuận, chính phủ, công ty đa quốc gia,.. và các lĩnh vực liên quan đến luật khác như y tế, bất động sản, kế toán,..
Vậy Ngành Luật Kinh Doanh ra làm gì? Dưới đây là một số công việc bạn có thể tham khảo:
Học Luật kinh doanh uy tín tại trường ĐH Kinh Tế – Luật
Trường Đại học Kinh tế – Luật có tên gọi tiếng Anh là University of Economics and Law – UEL. Đây là trường đại học đào tạo và nghiên cứu khối ngành kinh tế, kinh doanh quản lý và luật hàng đầu Việt Nam. Đặc biệt tại khu vực phía Nam.
UEL nổi bật với thế mạnh về năng lực giảng viên. Và được xếp vào nhóm trường đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam. Trường đã đạt được nhiều thành tựu trong đào tạo và nghiên cứu. Tiêu biểu là trở thành một trong những cơ sở giáo dục có điểm đầu vào cao nhất.
Học tập tại UEL, sinh viên sẽ được tạo điều kiện tốt nhất. UEL cũng là một trong các đơn vị tiên phong trong việc chuyển đổi số tại Việt Nam.
Chương trình đào tạo ngành Luật kinh doanh tại UEL cung cấp cho người học những kiến thức tổng quát. Gồm các lĩnh vực khoa học cơ bản, tự nhiên, xã hội và nhân văn.
Ngành luật kinh doanh nói riêng giúp sinh viên có tư duy hệ thống logic. Đồng thời có khả năng chuyển tải kiến thức thành những kỹ năng nghề nghiệp. Bên cạnh đó là kỹ năng nghiên cứu, phân tích, phản biện và tư vấn chính sách, kỹ năng giao tiếp.
Bạn có thể tham khảo chương trình đào tạo Luật kinh doanh thông qua website của UEL. Hiện tại, UEL có 5 phương thức xét tuyển cơ bản:
Ngoài ra, UEL còn có đào tạo qua chương trình liên kết quốc tế. Bạn có thể tìm hiểu tại đây.Trên đây là toàn bộ những giải đáp về Ngành Luật Kinh Doanh. UEL hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong hành trình chọn trường – chọn nghề.
Sinh viên Ngành Luật Kinh Doanh cần có tố chất gì?
Một số tố chất cần có ở sinh viên Ngành Luật Kinh Doanh. Có thể kể đến như niềm đam mê với ngành học, khả năng phân tích và khai thác chính sách tốt. Đồng thời cần có tư duy nhạy bén và giao tiếp giỏi. Và các tố chất khác.
Không riêng một lĩnh vực nào, khi có đam mê bạn mới không ngại khó học hỏi, trau dồi kinh nghiệm. Có đam mê, bạn sẽ luôn hào hứng và sẵn sàng đối mặt với khó khăn khi học tập. Từ đó, khám phá ra năng lực bản thân và phát huy tố chất của một sinh viên ngành Luật thực thụ.
Một bộ óc có khả năng ghi nhớ tốt điều kiện cần thiết đối với người học Luật nói chung và Luật kinh doanh nói riêng. Bởi khi đối mặt với một vấn đề, bạn phải xác định được nó nằm ở khoản nào bộ luật nào để tìm ra cách giải quyết. Bên cạnh đó, sự tư duy tốt sẽ giúp bạn tìm ra điểm mấu chốt của sự việc, phân tích chính xác dựa vào kiến thức có chọn lọc, xâu chuỗi chúng và căn cứ nhằm phán đoán đúng, sai và đưa ra giải pháp tối ưu.
Khả năng giao tiếp tốt để tự tin thuyết trình, bảo vệ quan điểm cá nhân một cách mạch lạc, trôi chảy. Nếu có tinh thần học hỏi cao, bạn hãy tham gia các hoạt động càng nhiều để mở rộng mối quan hệ, tăng khả năng giao tiếp chuẩn mực. Một phong thái thoải mái cho phép bạn diễn đạt suy nghĩ có hiệu quả và đạt được kết quả bởi khi ấy bạn đang làm chủ trước đám đông. Từ đó, hãy trau dồi kỹ năng quan trọng này nhé.
Những môn học của Ngành Luật Kinh Doanh
Khi học Ngành Luật Kinh Doanh sinh viên cũng sẽ được đào tạo về những môn Luật liên quan như:
Mức lương của nhân viên kinh doanh hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ quy định tại Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Hiện nay pháp luật không quy định cụ thể về mức lương của nhân viên kinh doanh, đối chiếu theo quy định trên thì mức lương của nhân viên kinh doanh sẽ theo thỏa thuận giữa nhân viên kinh doanh và công ty.
Tuy nhiên, mức lương của nhân viên kinh doanh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
Căn cứ quy định tại Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP thì mức lương tối thiểu của nhân viên kinh doanh được tính theo vùng như sau:
(1) Nhân viên kinh doanh làm việc tại Vùng I, mức lương tối thiểu là 4.960.000 đồng/tháng hoặc 23.800 đồng/giờ.
(2) Nhân viên kinh doanh làm việc tại Vùng II, mức lương tối thiểu là 4.410.000 đồng/tháng hoặc 21.200 đồng/giờ.
(3) Nhân viên kinh doanh làm việc tại Vùng III, mức lương tối thiểu là 3.860.000 đồng/tháng hoặc 18.600 đồng/giờ.
(4) Nhân viên kinh doanh làm việc tại Vùng IV, mức lương tối thiểu là 3.450.000 đồng/tháng hoặc 16.600 đồng/giờ.
Theo đó, danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP.
TẢI VỀ Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu từ ngày 01 tháng 7 năm 2024
Tại Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 quy định mức lương tối thiểu như sau:
(1) Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
(2) Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
(3) Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
Cử nhân Luật kinh doanh phù hợp với công việc nào?
Cử nhân ngành luật kinh doanh sẽ được bao quát về những kiến thức liên quan đến các bộ luật. Và những lĩnh vực chuyên môn liên quan đến luật doanh nghiệp. Vì thế, sau khi ra trường, các cử nhân sẽ có thể lựa chọn công việc theo ý thích của mình. Có thể kể đến như:
Được đảm bảo về công việc trong tương lai
Bất cứ doanh nghiệp nào khi tham gia vào lĩnh vực kinh doanh đều cần nắm rõ pháp chế để triển khai các hoạt động theo khuôn khổ pháp luật. Vì thế, ngành Luật kinh doanh đã trở thành một ngành nghề quan trọng, đóng vai trò đảm bảo sự tồn tại và phát triển của tổ chức. Bên cạnh đó, tạo ra tài nguyên dồi dào cho sinh viên chuyên ngành này phát triển.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, để có thể để doanh nghiệp vận hành và phát triển giữa biển lớn WTO, ASEAN, APEC,.. thì chuyên viên Ngành Luật Kinh Doanh đã trở thành người “tham mưu” cho doanh nghiệp. Giúp các tổ chức hoạt động thuận lợi hơn, phát triển bền vững và hội nhập nhanh chóng.
Trong những cơ hội và thách thức được đưa ra, nhu cầu tuyển dụng cũng vì thế ngày càng cao hơn. Tuy vậy, nguồn lực cho Ngành Luật Kinh Doanh vẫn chưa đáp ứng đủ cho thị trường. Do đó, việc theo đuổi ngành Luật học bên cạnh việc nắm rõ “khung pháp lý” để bảo vệ bản thân và doanh nghiệp, còn có cơ hội cạnh tranh để giúp nền kinh tế diễn ra thuận lợi hơn.
Để tư vấn đường lối chính sách cho doanh nghiệp và phục vụ cho đời sống cá nhân, người học Luật kinh doanh sẽ được rèn luyện bản lĩnh vững vàng, tư duy phân tích nhạy bén, kỹ năng giao tiếp, thuyết phục và trình bày một cách hợp lý.
Công bằng, khách quan, trung thực
Sinh viên Ngành Luật Kinh Doanh là người hiểu biết về pháp luật. Chính vì vậy, khi giải quyết công việc liên quan đến sự thành bại của một doanh nghiệp phải chắc chắn xử lý công bằng, văn minh cho mọi người. Như vậy, phải có trách nhiệm làm việc chuẩn mực để thi hành pháp luật.
Với môi trường đầy rẫy những cám dỗ nghề nghiệp, sự giữ gìn nhân phẩm của chuyên viên luật càng được đánh giá cao và xem trọng. Sự cẩn trọng trong việc giải quyết vấn đề được đặt lên hàng đầu bởi sự sai sót cũng có thể dẫn đến kết quả nghiêm trọng. Không thể bị lôi vào vòng xoáy tiền tài, danh vọng hoặc sống “theo đám đông” – đó là trách nhiệm và tạo nên uy tín, dấu ấn của bạn trên thị trường cạnh tranh lành mạnh.
Trong thời đại hội nhập toàn cầu, các yếu tố ảnh hưởng đến sự nghiệp bản thân hay các công ty còn phải kể đến các đối tác, khách hàng, hay chính người lao động. Chính vì vậy, sự học hỏi thêm về khả năng ngoại ngữ, nắm bắt tâm lý tốt và ham học hỏi cũng sẽ thúc đẩy bạn nhận những bài học, kiến thức chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp.