Tìm hiểu quy định về việc sử dụng sổ tiết kiệm trắng của quỹ tín dụng nhân dân, bao gồm mẫu sổ, các yêu cầu pháp lý và quy trình áp dụng theo các thông tư hiện hành.
Câu hỏi thường gặp khi thanh toán trả góp qua thẻ tín dụng
Bên trên là những thông tin về thủ tục trả góp qua thẻ tín dụng Techcombank nói riêng và các ngân hàng nói chung. Ngoài ra, khách hàng có thể sẽ thắc mắc thêm một số vấn đề khác liên quan đến việc trả góp qua thẻ tín dụng. Dưới đây là giải đáp cho những thắc mắc phổ biến hiện nay.
1 - Thanh toán trả góp thẻ tín dụng trước hạn có được không?
Khách hàng có thể thanh toán trước hạn nhưng với điều kiện phải thanh toán toàn bộ số dư nợ còn lại theo thông tin trên sao kê thẻ tín dụng mà ngân hàng cung cấp. Ngoài ra, việc thanh toán này có thể đi kèm một số điều kiện tùy theo chính sách ngân hàng.
Thực tế, nếu khách hàng mua trả góp lãi suất 0% thì việc thanh toán trước hạn là không cần thiết vì sẽ không tốn thêm bất cứ khoản tiền nào. Khách hàng có thể dùng số tiền đó để chi trả cho những việc cần thiết hơn hoặc đầu tư để sinh lời.
Nếu khách hàng mua trả góp 0% thì việc thanh toán trước hạn là không cần thiết.
2 - Dùng thẻ tín dụng trả góp có mất lãi không?
Khách hàng sẽ không mất lãi khi dùng thẻ tín dụng trả góp nếu mua sản phẩm của những doanh nghiệp là đối tác của ngân hàng mở thẻ theo thỏa thuận của ngân hàng và doanh nghiệp. Nếu khách hàng mua hàng tại những thương hiệu không là đối tác của ngân hàng thì sẽ mất lãi và phí chuyển đổi.
3 - Thanh toán trả góp thẻ tín dụng như thế nào?
Thanh toán trả góp khi mua hàng qua thẻ tín dụng cũng tương tự như khi thanh toán dư nợ tín dụng. Nếu khách hàng chỉ dùng thẻ tín dụng để mua hàng trả góp thì có thể thanh toán trả góp thẻ tín dụng thông qua Internet Banking, Mobile Banking, thông qua ví điện tử, dùng tài khoản ngân hàng khác, thanh toán thẻ tín dụng tự động, thanh toán qua cây ATM, trực tiếp tại quầy.
4 - Trường hợp nào bị từ chối dùng thẻ tín dụng để trả góp?
Việc trả góp bằng thẻ tín dụng có thể bị từ chối trong một số trường hợp sau:
Do đó, khách hàng cần phải cân nhắc kỹ lưỡng và đảm bảo đủ điều kiện trước khi trả góp.
5 - Nên chọn trả góp qua thẻ tín dụng nào nhiều ưu đãi?
Mỗi ngân hàng sẽ có chính sách trả góp qua thẻ tín dụng khác nhau, khách hàng nên lựa chọn những ngân hàng có chính sách ưu đãi tốt để có được lợi ích lớn nhất. Dưới đây là những tiêu chí của một ngân hàng mà khách hàng nên lựa chọn để làm thẻ tín dụng trả góp:
Techcombank hiện đang là ngân hàng được nhiều người dùng tin tưởng sử dụng bởi những chính sách ưu đãi hoàn tiền, trả góp với mức phí hấp dẫn. Do đó, nếu có nhu cầu mua trả góp qua thẻ tín dụng, Techcombank sẽ là lựa chọn đáng cân nhắc của người dùng.
Mua trả góp qua thẻ tín dụng Techcombank là lựa chọn của nhiều người dùng.
Trên đây là những thông tin về hình thức trả góp qua thẻ tín dụng. Với cách thanh toán này, người dùng có thể giảm bớt áp lực tài chính và dễ dàng hơn trong việc mua sắm những mặt hàng có giá trị lớn. Mặc dù mang lại lợi ích lớn trong chi tiêu nhưng khách hàng cũng nên thận trọng khi sử dụng thẻ tín dụng để trả góp. Hãy trở thành khách hàng thông thái khi tận dụng thẻ tín dụng thông minh.
Để trải nghiệm dịch vụ trả góp 0% qua thẻ tín dụng Techcombank, vui lòng liên hệ theo các kênh thông tin dưới đây để được tư vấn viên Techcombank hỗ trợ giải đáp:
Nguồn vốn của NHCSXH huyện đã giúp cho 1.828 hộ nghèo, 1.252 hộ cận nghèo và 86 hộ đồng bào dân tộc thiểu số có vốn đầu tư vào sản xuất, nâng cao thu nhập cải thiện đời sống; giải quyết việc làm cho 72 lao động, 137 HSSV có kinh phí học tập; đầu tư xây dựng 2732 công trình nước sạch vệ sinh môi trường và 52 hộ nghèo xây mới và cải tạo nhà ở...Có được kết quả đó là nhờ cùng với sự chủ động, nỗ lực tích cực của tập thể cán bộ, công nhân viên toàn hệ thống, NHCSXH huyện còn tích cực phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác vay vốn để người dân tiếp cận gần hơn với nguồn vốn; hướng dẫn các hộ vay vốn sử dụng hiệu quả nguồn vốn.
Nông dân Triệu Sơn sử dụng vốn vay ưu đãi chuyển đổi trồng lúa kém năng suất sang trồng cây dược liệu (Ảnh: Hồ Khánh)
Bên cạnh đó là tập trung tuyên truyền để giải ngân kịp thời nguồn vốn, ngân hàng tiếp tục tăng cường quản lý vốn ở cơ sở để bảo đảm an toàn và hiệu quả nguồn vốn cho vay quay vòng.Đáng chú ý, NHCSXH huyện phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội rà soát, đánh giá các Tổ tiết kiệm và vay vốn theo tháng, quý. Sau đó, tiến hành các biện pháp tập huấn nghiệp vụ theo cách cầm tay chỉ việc cho cán bộ tổ. Kịp thời thay đổi Tổ trưởng khi họ thiếu trách nhiệm, không nhiệt tình. Củng cố, kiện toàn ngay các Tổ tiết kiệm và vay vốn hoạt động yếu, kém. Ngân hàng Chính sách xã hội huyện còn thực hiện nghiêm túc sự phân công, giao trách nhiệm đối với cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn. Qua đó, thường xuyên nắm nhu cầu vay vốn, tình hình sử dụng vốn, để có tham mưu, báo cáo cấp ủy, chính quyền giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc.Nhờ tác động tích cực của tín dụng chính sách, giai đoạn từ 2011 - 2016, người nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn huyện Triệu Sơn đã có điều kiện chuyển trên 400ha đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác và đất lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản. Trong đó, mô hình chuyển đổi đất lúa sang trồng mía với diện tích 204ha, cho thu nhập 65 triệu đồng/ha/năm; mô hình chuyển đổi đất lúa sang trồng ớt xuất khẩu với diện tích 100 ha ở các xã Khuyến Nông, Thọ Vực, Vân Sơn, Nông Trường, An Nông... cho thu nhập từ 150 - 200 triệu đồng/ha, lợi nhuận đạt từ 100 - 200 triệu đồng; mô hình chuyển đổi đất lúa sang trồng cây dược liệu với diện tích 27ha ở các xã Thái Hòa, Đồng Thắng, Tân Ninh có thu nhập 400 triệu đồng/ha/năm, thu lãi 200 triệu đồng; mô hình chuyển đổi đất lúa sang trồng hoa, cây cảnh với diện tích 34ha cho thu nhập từ 500 - 700 triệu đồng/ha/năm, lợi nhuận từ 170 - 200 triệu đồng.Trong chăn nuôi, có thêm nguồn vốn tín dụng ưu đãi, áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật của chương trình khuyến nông về xây dựng chuồng trại, thúc ăn, quy trình chăm sóc trong chăn nuôi lợn, vịt, gà, dê... Toàn huyện đang có 240 trang trại, gia trại, đạt hiệu quả kinh tế cao. Nhiều trang trại cho thu nhập từ 500 - 700 triệu đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho hàng trăm lao động với mức thu nhập bình quân 3 triệu đồng/người/tháng.Là một trong những hộ gia đình được vay 40 triệu đồng từ chương trình hộ cận nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Triệu Sơn để đầu tư vào sản xuất, ông Lê Trọng Sự ở thôn 3, xã Thọ Dân cho biết: Cùng với vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội, gia đình vay thêm bạn bè để đầu tư xây dựng chuồng trại với quy mô 16 ô chuồng, nuôi được khoảng 100 con lợn, trong đó ông nuôi 15 - 20 con lợn sinh sản, đảm bảo con giống, thường xuyên trong chuồng có từ 70 - 80 con lợn thịt, sau khi trừ chi phí, hàng năm cho thu nhập trên 100 triệu đồng. Đến nay, ngoài chăn nuôi lợn, gia đình ông có thêm 6 con trâu, bò sinh sản và 20 con dê.Có thể kể đến ông Nguyễn Văn Chung ở thôn 7, xã Vân Sơn, từ năm 2010, tham gia Tổ tiết kiệm và vay vốn và được vay 20 triệu đồng, gia đình ông đã đầu tư nuôi bò sinh sản. Nguồn vốn ưu đãi tiếp thêm thuận lợi cho gia đình ông Chung phát triển kinh tế trang trại, mang về nguồn thu ổn định trên 30 triệu đồng/năm (đã trừ chi phí) và nhân đàn bò từ 2 con lên 10 con, trị giá hơn 150 triệu đồng.Cũng từ nguồn vốn vay của NHCSXH, còn rất nhiều hộ gia đình nông dân khác đã phát huy được nguồn vốn từ ban đầu, sau các chu kỳ sản xuất, kinh doanh có hiệu quả đã tạo được nhiều việc làm mới cho lao động nông thôn, kinh tế phát triển, ổn định cuộc sống và thoát nghèo. Các hộ gia đình nông dân đã có tích lũy vươn lên làm giàu chính đáng, từng bước góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện, thúc đẩy tiến trình xây dựng nông thôn mới sớm về đích.Theo kế hoạch, từ nay đến năm 2020 huyện Triệu Sơn sẽ chuyển đổi 2.500ha đất trồng lúa sang các loại cây trồng khác và kết hợp sản xuất lúa với nuôi trồng thuỷ sản. Để việc chuyển đổi mang lại hiệu quả kinh tế cao, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Triệu Sơn Lã Văn Lâm cho biết: Huyện tiếp tục thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ sản xuất; lồng ghép các nguồn lực, tổ chức sản xuất theo hướng tập trung; hỗ trợ các hợp tác xã, người dân tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi; xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa nông dân với doanh nghiệp từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Tuyên truyền, vận động nhân dân đưa các loại giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng, giá trị thương phẩm cao, phù hợp với nhu cầu thị trường vào sản xuất...
(CTTĐT) - Thời gian qua, với nỗ lực của toàn hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế, nguồn vốn tín dụng chính sách đã nhanh chóng lan tỏa kịp thời đến đúng đối tượng, đến với người nghèo và các đối tượng chính sách vay ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống, góp phần xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội.
Quyết tâm hoàn thành đúng kế hoạch tăng trưởng tín dụng năm 2023, từ đầu năm đến nay, NHCSXH chi nhánh tỉnh đã chủ động phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, các ban, ngành có liên quan, các tổ vay vốn tiết kiệm tại các xã, phường, thị trấn để triển khai thực hiện tốt việc cho vay theo các chương trình tín dụng chính sách ưu đãi trên địa bàn.
Theo Giám đốc NHCSXH chi nhánh tỉnh Phạm Hương Giang, NHCSXH chi nhánh tỉnh đã chỉ đạo các phòng giao dịch NHCSXH huyện thường xuyên bám sát địa bàn, phối hợp cùng các tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác và chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền về tín dụng ưu đãi kịp thời đến với các đối tượng thụ hưởng chính sách. Đồng thời, tăng cường các giải pháp củng cố, duy trì ổn định hoạt động tại các điểm giao dịch xã; đôn đốc, nhắc nhở hội, đoàn thể nhận ủy thác, các tổ tiết kiệm và vay vốn khẩn trương tổ chức họp bình xét, thực hiện cho vay đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch, tạo thuận lợi cho hộ vay kịp thời tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính sách để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh.
“Từ hoạt động vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh với thủ tục đơn giản, mức vay và phương thức trả nợ phù hợp, lãi suất ưu đãi, thời gian dài..., người nghèo và các đối tượng chính sách đã dần thay đổi nhận thức theo hướng tích cực, sử dụng vốn có trách nhiệm, trả nợ đúng hạn, tạo được việc làm, tăng thu nhập, nhất là tại khu vực nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số”, Giám đốc NHCSXH chi nhánh tỉnh Phạm Hương Giang khẳng định.
Nguồn vốn tín dụng chính sách giúp người dân phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập
Trong 09 tháng đầu năm 2023, Ban đại diện tỉnh đã chỉ đạo NHCSXH tỉnh phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh, tập trung triển khai một cách quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp, vì thế trên tất cả các lĩnh vực hoạt động, tiếp tục có sự chuyển biến rõ nét, tích cực, tăng trưởng đi đôi với chất lượng ổn định, bền vững. Ban đại diện HĐQT NHCSXH các cấp đã được kiện toàn kịp thời, đảm bảo hoạt động kiểm tra, giám sát của Ban đại diện luôn được thông suốt; tổ chức các phiên họp định kỳ đầy đủ theo quy định, sau cuộc họp Ban đại diện đã ban hành Nghị quyết để chỉ đạo tổ chức thực hiện.
Theo đó, đến 30/9/2023, nguồn vốn của Chi nhánh đạt 4.100,6 tỷ đồng, tăng 291,9 tỷ đồng so với năm 2022, tỷ lệ tăng trưởng 7,7%. Trong đó: Nguồn vốn trung ương chuyển về là 3.348 tỷ đồng; Nguồn vốn huy động được cấp bù lãi suất là 514 tỷ đồng, tăng 52,3 tỷ đồng so với đầu năm; Nguồn vốn nhận ủy thác địa phương là 202,6 tỷ đồng, tăng 32,4 tỷ đồng so với năm 2022, đạt 129,6% kế hoạch được giao. Tổng dư nợ đến 30/9/2023 đạt 4.090,1 tỷ đồng, tăng 291,4 tỷ đồng, tỷ lệ tăng trưởng đạt 7,67% so với năm 2022, hoàn thành 93,1% kế hoạch tăng trưởng; Doanh số cho vay trong 9 tháng đạt 1.232,9 tỷ đồng; doanh số thu nợ 941,5 tỷ đồng. Chi nhánh tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng. Đến 30/9/2023 tổng nợ quá hạn, nợ khoanh toàn chi nhánh 3,46 tỷ đồng chiếm 0,08% so với tổng dư nợ.
Trong 09 tháng đầu năm 2023, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã góp phần tích cực trong việc cải thiện và nâng cao đời sống của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh. Theo đó, đã đáp ứng kịp thời cho 26.281 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo được vay vốn từ NHCSXH để phục vụ cho sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao đời sống; 799 hộ vay vốn Chương trình hộ gia đình SXKD tại vùng khó khăn. Thực hiện chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm cho 3.712 lao động, tạo điều kiện để người lao động phát triển sản xuất, giải quyết tình trạng thất nghiệp cho người lao động trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa ngày càng cao tại các địa phương, đồng thời tạo điều kiện cho 278 lao động được vay vốn đi lao động có thời hạn ở nước ngoài…
Các chương trình tín dụng của NHCSXH, sử dụng đúng mục đích và nâng cao ý thức, trách nhiệm của người vay vốn
Có thể khẳng định, nguồn vốn ưu đãi đến đúng đối tượng thụ hưởng và được sử dụng đúng mục đích, hiệu quả đã khẳng định vai trò trụ cột trong chương trình giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội bền vững trên địa bàn tỉnh. Thời gian tới, trên cơ sở kết quả rà soát nhu cầu vay vốn, NHCSXH chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục dành vốn ngân sách ủy thác sang NHCSXH để bổ sung nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vay của các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền qua các kênh bảo đảm thông tin lan tỏa rộng rãi đến các đối tượng có nhu cầu; yêu cầu mỗi cán bộ NHCSXH phải có trách nhiệm như một tuyên truyền viên để người vay vốn hiểu về chủ trương, chính sách của Nhà nước, các chương trình tín dụng của NHCSXH, sử dụng đúng mục đích và nâng cao ý thức, trách nhiệm của người vay vốn.
Giám đốc NHCSXH chi nhánh tỉnh Phạm Hương Giang, cho biết thời gian đến sẽ tiếp tục lồng ghép với các chương trình cho vay nhằm tạo nguồn lực đủ lớn để người dân có thể đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập; tiếp tục phối hợp tuyên truyền các chương trình tín dụng chính sách theo Nghị quyết của Chính phủ, Tỉnh ủy về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đến người dân và các đối tượng thụ hưởng trên địa bàn toàn tỉnh; đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn được phân bổ theo đúng quy định, bảo đảm nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.