Sản Phẩm Nông Nghiệp Ocop

Sản Phẩm Nông Nghiệp Ocop

Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Ninh Thuận.

Hội chợ giới thiệu sản phẩm OCOP tại chùa Keo, Thái Bình

(PLVN) - Sáng 24/10, tại chùa Keo, một di tích cấp Quốc gia đặc biệt ở xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, Ban tổ chức lễ hội chùa Keo 2023 đã khai mạc hội chợ nhằm quảng bá và giới thiệu các sản phẩm OCOP.

Đây là lần đầu tiên hội chợ sản phẩm được tổ chức trong suốt lễ hội chùa Keo mùa Thu, với hơn 20 gian hàng được sắp xếp xen kẽ. Sự kiện này thu hút sự quan tâm của doanh nghiệp, hợp tác xã và cơ sở sản xuất kinh doanh, cũng như du khách từ huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình và huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

Cổng vào lễ hội lễ hội chùa Keo mùa Thu 2023

Trong bài phát biểu khai mạc, bà Phạm Thị Như Phong, Chủ tịch UBND huyện Vũ Thư (tỉnh Thái Bình) thông tin về ý nghĩa của chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP. Sau 4 năm triển khai, chương trình OCOP huyện Vũ Thư đã tạo ra sự phát triển mạnh mẽ và lan tỏa rộng rãi tại các địa phương trên địa bàn. Chương trình đã tìm thấy nhiều mô hình và cách làm hiệu quả, cải thiện chất lượng và giá trị của sản phẩm nông nghiệp, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội.

Huyện Vũ Thư hiện có 23 sản phẩm OCOP được công nhận bởi UBND tỉnh Thái Bình, trong đó có 16 sản phẩm 4 sao và 7 sản phẩm 3 sao. Nhiều sản phẩm OCOP từ các địa phương và doanh nghiệp đã nổi tiếng không chỉ trên thị trường trong tỉnh và trong nước, mà còn có mặt trên thị trường quốc tế. Điều này đã giúp các doanh nghiệp và các hộ sản xuất mở rộng quy mô, nâng cao giá trị sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.

Với sự ủng hộ của các địa phương trong và ngoài tỉnh Thái Bình, hội chợ trưng bày 48 sản phẩm OCOP từ các huyện, thành phố trong tỉnh, từ huyện Võ Nhai của tỉnh Thái Nguyên và 2 đơn vị từ Hà Nội.

Trước đó, vào sáng sớm cùng ngày, Ban tổ chức lễ hội tiến hành nghi thức Khai chỉ và mở cửa đền Thánh với sự tham gia của lãnh đạo huyện, lãnh đạo địa phương và đông đảo tín đồ phật tử, du khách và người dân.

Tối nay, 24/10, lễ khai mạc chính thức của lễ hội sẽ được tiến hành với chương trình nghệ thuật "Linh thiêng đất Phật" kéo dài 90 phút.

Lễ hội diễn ra trong 6 ngày, từ 24/10 đến ngày 29/10 (tương ứng từ ngày 10 - 15/9 Âm lịch) với nhiều hoạt động văn hóa, tâm linh và tín ngưỡng mang tính đặc sắc bao gồm: Du thuyền hát giao duyên, các hoạt động tế lễ Phật và Thánh, rước kiệu Thánh, liên hoan các câu lạc bộ chèo, biểu diễn múa rối nước và đêm hội hoa đăng.

Giá trị sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản trên 1ha đất là tổng giá trị các sản phẩm: nông nghiệp (cây hàng năm, cây lâu năm, chăn nuôi, sản phẩm phụ); lâm nghiệp và thủy sản thu hoạch trên 1 ha đất trong khoảng thời gian nhất định (thường là một năm), bao gồm cả sản phẩm bán ra và không bán ra.

Đất sản xuất nông nghiệp bao gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm.

– Đất trồng cây hàng năm là đất sử dụng với mục đích chính là trồng các loại cây cho thu hoạch và kết thúc chu kỳ sản xuất trong thời gian không quá một năm; kể cả cây hàng năm được lưu gốc và trường hợp trồng cây hàng năm theo chế độ canh tác không thường xuyên theo chu kỳ. Đất trồng cây hàng năm bao gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác.

+ Đất trồng lúa là ruộng và nương rẫy trồng lúa từ một vụ trở lên hoặc trồng lúa kết hợp với các hoạt động khác như luân canh lúa và cây hàng năm khác, luân canh trồng lúa và nuôi thủy sản, trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản nhưng trồng lúa là mục đích chính. Đất trồng lúa bao gồm:

(i) Đất chuyên trồng lúa nước là ruộng trồng lúa nước (gồm cả ruộng bậc thang), hàng năm cấy trồng từ hai vụ lúa trở lên, kể cả trường hợp có luân canh, xen canh với cây hàng năm khác hoặc có khó khăn đột xuất mà chỉ trồng cấy được một vụ hoặc không sử dụng trong thời gian không quá một năm;

(ii) Đất trồng lúa nước còn lại là ruộng trồng lúa nước (gồm cả ruộng bậc thang), hàng năm chỉ trồng được một vụ lúa, kể cả trường hợp trong năm có thuận lợi mà trồng thêm một vụ lúa hoặc trồng thêm cây hàng năm khác hoặc do khó khăn đột xuất mà không sử dụng trong thời gian không quá một năm;

(iii) Đất trồng lúa nương là đất chuyên trồng lúa trên sườn đồi, núi dốc từ một vụ trở lên, kể cả trường hợp trồng lúa không thường xuyên theo chu kỳ và trường hợp có luân canh, xen canh với cây hàng năm khác.

+ Đất trồng cây hàng năm khác là đất trồng các cây hàng năm không phải là trồng lúa, như: cây lương thực có hạt khác ngoài lúa; cây lấy củ có chất bột; cây lấy sợi; cây có hạt chứa dầu; rau các loại (rau lấy lá, dưa lấy quả, rau họ đậu, rau lấy quả khác, rau lấy củ, rễ hoặc thân, nấm các loại, củ cải đường và các loại hạt, đậu/đỗ các loại), hoa hàng năm, cây hàng năm khác). Các loại cây lưu gốc như mía, đay, gai, cói, xả,… được tính vào nhóm cây hàng năm. Đất trồng cây hàng năm gồm:

(i) Đất bằng trồng cây hàng năm khác là đất bằng phẳng ở đồng bằng, thung lũng, cao nguyên để trồng cây hàng năm khác.

(ii) Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác là đất trồng cây hàng năm khác trên sườn đồi, núi dốc, kể cả trường hợp trồng cây hàng năm khác không thường xuyên nhưng theo chu kỳ.

– Đất trồng cây lâu năm là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm, bao gồm:

+ Cây công nghiệp lâu năm: Là cây lâu năm cho sản phẩm dùng làm nguyên liệu để sản xuất công nghiệp hoặc phải qua chế biến mới sử dụng được như cây cao su, ca cao, cà phê, chè, điều, hồ tiêu, dừa,…;

+ Cây ăn quả lâu năm: Là cây lâu năm cho sản phẩm là quả để ăn tươi hoặc kết hợp chế biến như cây bưởi, cam, chôm chôm, mận, mơ, măng cụt, nhãn, sầu riêng, vải, xoài,…;

+ Cây gia vị, dược liệu, hương liệu lâu năm là cây lâu năm cho sản phẩm làm dược liệu như đinh hương, vani, hoa nhài, hoa hồi, ý dĩ, tam thất, sâm, sa nhân, đinh lăng, đỗ trọng, long não,…;

+ Cây lâu năm khác: trôm, dâu tằm, cau,…;

Đất nuôi trồng thủy sản là đất được sử dụng với mục đích chính để nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn và nước ngọt. Đất nuôi trồng thủy sản bao gồm diện tích bờ bao, diện tích mặt nước nội địa (thả nuôi, ao lắng, ao lọc), diện tích mặt nước ven biển; diện tích các công trình phụ trợ. Đất nuôi trồng thủy sản bao gồm cả đất mặt nước ven biển nuôi trồng thủy sản.

– Đất trồng cây hàng năm bao gồm cả đất trồng hoa, đất trồng cây lâu năm bao gồm cả đất trồng cây cảnh lâu năm;

– Đất sản xuất nông nghiệp bao gồm cả đất trồng cây trong nhà kính, nhà lưới;

– Danh mục sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản được quy định chi tiết tại Hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam.

Giá trị sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản trên 1 ha đất sản xuất nông nghiệp/đất nuôi trồng thủy sản

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp/đất nuôi trồng thủy sản

– Tổng giá trị sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản theo giá hiện hành trên một diện tích đất nhất định (triệu đồng): là tổng giá trị sản lượng của các loại cây hàng năm, cây lâu năm, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản và sản phẩm phụ thu được trên đất đó. Giá trị sản lượng của mỗi sản phẩm được tính bằng sản lượng thu hoạch nhân với giá bán bình quân của người sản xuất;

– Diện tích đất sản xuất tính riêng theo từng loại đất (đất sản xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản) với đơn vị tính là ha.

2. Phân tổ chủ yếu: Loại đất (đất sản xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản).

– Điều tra diện tích cây nông nghiệp;

– Điều tra năng suất, sản lượng cây nông nghiệp;

– Điều tra giá sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản;

– Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp;

– Điều tra nông thôn, nông nghiệp giữa kỳ.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

– Phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường.