Xử phạt xây dựng trái phép trên đất công
Xây dựng không phép, trái phép là gì?
Pháp luật xây dựng không có quy định hay giải thích thế nào là xây dựng không phép, xây dựng trái phép; đây là cách gọi phổ biến của người dân để chỉ 02 hành vi vi phạm sau:
- Xây dựng không phép là hành vi của tổ chức, cá nhân khi khởi công xây dựng mà không có giấy phép xây dựng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp được miễn.
- Xây dựng trái phép (sai phép) là hành vi của tổ chức, cá nhân khi xây dựng không đúng với giấy phép xây dựng đã được UBND cấp huyện, cấp tỉnh cấp.
Nộp phạt xong có bị tháo dỡ nữa không?
“Bà Trương Mỹ H (Bắc Ninh) gửi câu hỏi: Tôi xây dựng nhà ở riêng lẻ không có giấy phép xây dựng, tôi đã nộp phạt xong. Vậy, nhà ở của tôi có bị cưỡng chế tháo dỡ nữa không?”
Điểm d khoản 11 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về biện pháp khắc phục hậu quả khi xây dựng không phép như sau:
“c) Buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm với các hành vi quy định tại khoản 4, khoản 6, khoản 7, khoản 8 (mà hành vi vi phạm đã kết thúc), khoản 9, khoản 10, khoản 12, khoản 13 Điều này.”
Điểm khoản 16 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CPquy định:
“16. Đối với hành vi quy định tại khoản 4, khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều này mà đang thi công xây dựng thì ngoài việc bị phạt tiền theo quy định còn phải tuân theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 81 Nghị định này."
Căn cứ theo quy định trên có 02 trường hợp xảy ra:
Trường hợp 1: Nếu đã xây dựng xong thì buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm.
Trường hợp 2: Chưa xây dựng xong thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, chị phải làm thủ tục đề nghị UBND cấp huyện nơi công trình đang xây dựng cấp giấy phép xây dựng; nếu được cấp thì không phải tháo dỡ.
Khi nào bị cưỡng chế nhà ở không phép, trái phép?
“Gia đình tôi xây dựng khu nhà trọ nhưng có một phần không đúng nội dung giấy phép, tôi đã xin điều chỉnh giấy phép xây dựng nhưng không được chấp thuận. Nếu tôi không tự tháo dỡ phần nhà ở trái phép thì có bị cưỡng chế tháo dỡ không? - Anh Dương Văn T (Bình Thạnh - Thành phố Hồ Chí Minh)”.
Khoản 1 Điều 139 Luật Nhà ở 2023 quy định về cưỡng chế phá dỡ nhà ở như sau:
“1. Trường hợp nhà ở phải phá dỡ theo quy định tại Điều 136 của Luật này mà chủ sở hữu nhà ở, người đang quản lý, sử dụng nhà ở, chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở, công trình không tự nguyện thực hiện việc phá dỡ nhà ở thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ nhà ở.
Như vậy, nếu anh không được điều chỉnh giấy phép xây dựng thì phải phá dỡ phần xây dựng không đúng với giấy phép xây dựng; nếu không tự nguyện thực hiện phá dỡ thì Chủ tịch UBND quận Bình Thạnh sẽ ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ.
Khởi công trước khi có giấy phép xây dựng có bị phạt?
“LuatVietnam giải đáp giúp tôi vụ việc cụ thể như sau: Tôi đã nộp hồ sơ xin giấy phép xây dựng nhưng chưa giải quyết xong, theo dự tính của tôi để kịp hoàn công và tổ chức tân gia trước Tết thì tôi cần xây dựng sớm càng tốt. Do đó, tôi đã khởi công trước khi có giấy phép xây dựng. Vậy, tôi có vi phạm không? có bị xử phạt không? - Bà Nguyễn Quỳnh Ng (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh)".
Điều 107 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 39 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14 quy định khi khởi công xây dựng nhà ở riêng lẻ phải có giấy phép xây dựng, trừ trường hợp được miễn.
Đối với 02 câu hỏi của của Bà thì LuatVietnam giải đáp cụ thể như sau:
- Hành vi khởi công xây dựng khi chưa có giấy phép là vi phạm pháp luật về xây dựng.
- Việc có bị xử phạt hay không thì phụ thuộc vào cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, cụ thể: Nếu không bị phát hiện hoặc bị phát hiện nhưng đã có giấy phép xây dựng thì có thể không bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu ngày khi khởi công mà bị phát hiện thì vẫn bị xử phạt vi phạm hành chính theo đúng quy định (mức phạt từ 60 - 80 triệu đồng).
Mức phạt khi lập biên bản nhưng vẫn tiếp tục xây dựng
“Anh Nguyễn Minh K (Đà Nẵng) gửi câu hỏi: Tôi xây dựng nhà ở thuộc khu vực phường nhưng không xin giấy phép, trong thời gian xin giấy phép tôi cho anh em thợ hồ tiếp tục xây dựng. Nếu bị phát hiện thì có bị xử phạt không?”
Khoản 12 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định:
12. Xử phạt hành vi tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm sau khi đã bị lập biên bản vi phạm hành chính (trước khi ban hành quyết định xử phạt) dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm đối với các hành vi vi phạm hành chính được quy định tại khoản 4, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều này thì mức phạt cụ thể như sau:
a) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;
b) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;
c) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Như vậy, nếu anh đã bị lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi xây dựng không có giấy phép xây dựng nhưng vẫn tiếp tục xây dựng thì bị phạt tiền từ 100 - 120 triệu đồng. Trường hợp này anh nên đợi đến khi có giấy phép xây dựng rồi mới tiếp tục xây dựng cho đúng với quy định.
Xem thêm: 8 trường hợp xây dựng không phép, trái phép không bị phá dỡ
Kết luận: Như vậy, xây dựng không phép, trái phép (sai phép) có nhiều cách xử lý khác nhau, có thể được điều chỉnh giấy phép xây dựng, được cấp giấy phép xây dựng mới. Nếu không được điều chỉnh, không được cấp mới thì buộc phải tháo dỡ phần công trình, công trình vi phạm; trường hợp không tự nguyện tháo dỡ thì sẽ bị cưỡng chế.
Do vậy, để bảo đảm an toàn thì trước khi khởi công xây dựng phải xin giấy phép xây dựng, trừ trường hợp được miễn.
Nếu có vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ nhanh nhất.
Ngày 18/8, Cơ quan An ninh Điều tra, Công an tỉnh Cà Mau cho biết, đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Quách Thanh Tuấn (SN 1984) và Dương Hoàng Giang (SN 1969, cùng thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) về hành vi "Tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép". Lực lượng Công an tỉnh Cà Mau cũng phối hợp Công an tỉnh Bạc Liêu và Công an tỉnh Kiên Giang bắt tạm giam Nguyễn Văn Công (thuyền trưởng) cùng Nguyễn Văn Phu là người môi giới, đưa ngư phủ sang tàu cá Malaysia đánh bắt hải sản.
Theo điều tra ban đầu, vào đầu năm 2023, Tuấn trực tiếp đứng ra tổ chức, móc nối, cấu kết với Công, Giang và Phu sửa chữa tàu cá CM-92365.TS để đưa 9 ngư phủ bằng đường biển và 6 ngư phủ xuất cảnh bằng đường hàng không qua Malaysia đánh bắt hải sản trên tàu cá KNF6649 của Tuấn.
Tuấn thỏa thuận với các ngư phủ, sau khi trừ tất cả các chi phí của chuyến đánh bắt thì chủ tàu được hưởng 60% còn lại 40% của thuyền trưởng và các thuyền viên. Sau thời gian đánh bắt 6 tháng thì ngư phủ được về một lần, mỗi người được ứng trước từ 30 triệu đến 40 triệu đồng.
Từ tháng 8/2023, các đối tượng tiến hành đưa tàu và ngư phủ trốn sang Malaysia đánh bắt hải sản. Đến ngày 8/7 vừa qua, khi tàu cá CM-92365.TS về vùng biển Việt Nam bán hải sản cho tàu hậu cần Việt Nam thì bị lực lượng Cảnh sát biển phát hiện vi phạm và tạm giữ tàu cá.
Thời gian qua, tỉnh Cà Mau rất quyết liệt triển khai các giải pháp thực hiện IUU. Hành vi của các đối tượng nêu trên, được xác định làm ảnh hưởng đến hoạt động gỡ cảnh báo thẻ vàng của EC, từ đó, các cơ quan chức năng tỉnh này, trong đó có ngành Công an nhanh chóng vào cuộc làm rõ.
Trước đó, vào ngày 6/5 vừa qua, TAND huyện Trần Văn Thời, Cà Mau đưa ra xét xử lưu động vụ án sơ thẩm tổ chức môi giới cho người khác đi nước ngoài trái phép và đã tuyên phạt bị cáo Phạm Văn Nghệ (53 tuổi, ở thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời) 2 năm tù.
Đến ngày 18/7, TAND huyện Trần Văn Thời tiếp tục đưa ra xét xử lưu động vụ án cướp tài sản trên vùng biển Tây, tỉnh Cà Mau xảy ra tháng 12/2023. HĐXX tuyên phạt các bị cáo Bùi Công Danh 4 năm tù, Nguyễn Tấn Lợi 3 năm 6 tháng tù, Nguyễn Y Răn, Hồ Văn Tường và Trần Tiểu Điền mỗi bị cáo 3 năm tù, về tội "Cướp tài sản".
Những vụ việc vừa nêu được đưa ra xét xử lưu động để đảm bảo răn đe, hướng tới góp phần phát triển bền vững ngành đánh bắt thủy sản nước ta nói chung, Cà Mau nói riêng.