Đô đốc Bùi Thị Xuân là người huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn, nay là huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Theo nhà sử học Lê Văn Lan, Đô đốc Bùi Thị Xuân chính là một trong số những nữ anh hùng kiệt xuất nhất, với những chiến công hiển hách được lưu truyền trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc: "Ngay từ thời thiếu nữ, Bùi Thị Xuân đã là người có thiên hướng về võ nghệ và bà đã thực hiện chí hướng ấy của mình bằng cách rất chăm tập luyện võ nghệ. Thầy dạy võ của nữ tướng Bùi Thị Xuân chính là vị quan đô thống nổi tiếng thời bấy giờ: Ngô Mãnh. Với tài năng võ nghệ và với sự luyện rèn thì không lấy làm lạ khi phong trào Tây Sơn khởi dấy, Bùi Thị Xuân đã nhanh chóng trở thành nữ tướng dưới cờ của Tây Sơn tam kiệt. Và ngay từ khi cùng chồng là Trần Quang Diệu tham gia phong trào nghĩa quân Tây Sơn từ năm 1771 thì với tư cách là nữ tướng, Bùi Thị Xuân còn được nhận thêm 1 danh hiệu nữ tướng nữa ngoài danh hiệu Nữ tướng áo đỏ, đó là danh hiệu Nữ tướng "Tượng binh".
Đồng chí Lê Quảng Ba đứng giữa. Ảnh tư liệu
Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, đồng chí được giao nhiều trọng trách ở những địa bàn phức tạp. Khi thành lập các đại đoàn quân, đồng chí Lê Quảng Ba là một trong những Đại đoàn trưởng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam (Đại đoàn trưởng Đại đoàn 316).
Trong quá trình chỉ đạo chuẩn bị đợt tấn công thứ 3 của Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhấn mạnh nhiệm vụ của Đại đoàn 316 là phải tiêu diệt các cứ điểm A1, C1 và C2 mà ta chưa hoàn thành trong đợt 2. Đồng chí Lê Quảng Ba đã thay mặt cấp ủy, chỉ huy Đại đoàn 316 đề xuất phương án hạ cứ điểm Đồi A1 bằng quả bộc phá.
Ngay khi được giao nhiệm vụ, đồng chí Lê Quảng Ba đã tìm gặp đồng bào địa phương để tìm hiểu cái gọi là "hầm ngầm" trên đồi A1. Có thể đó là căn hầm trước đây quân Nhật xây để tránh máy bay quân Đồng minh, được quân Pháp cải tạo thành hầm ngầm với lớp đất dầy bên trên nên khá kiên cố. Chính vì thế, quân ta đã tổ chức nhiều lần tấn công và thương vong không ít mà vẫn chưa đánh chiếm được.
Giữa tháng 4-1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Thiếu tướng Hoàng Văn Thái, Tham mưu trưởng Chiến dịch đã dành thời gian nghe Đại đoàn trưởng 316 Lê Quảng Ba báo cáo về "chiếc hầm kiên cố trên đỉnh A1" và đề đạt phương án đào hầm vào thẳng “ruột” điểm cao A1, đưa một lượng bộc phá lớn vào để công phá cứ điểm quan trọng này.
Vào khoảng 20 giờ 30 phút ngày 6-5-1954, đồi A1 phát ra tiếng nổ, khói phụt lên cao và tạo ra cảm giác như động đất nhẹ trong vài giây. Một sĩ quan Pháp (Erwan Bergot) - tác giả cuốn sách "170 ngày của Điện Biên Phủ" đã kể lại: “Mọi người nghe thấy một tiếng gì đó như sấm dưới chân, làm rung chuyển đất ở trong lòng đỉnh đồi. Tiếng sấm rền lan rộng. Mặt đất trồi lên đột ngột như nắp vung chiếc nồi hơi. Một thứ hơi nóng lan ra, những tảng đất nặng hàng tấn, quyện trong những dòng thác lũ lửa bị hất tung lên cao. Đỉnh đồi Eliane 2 (đồi A1) vụt biến đi như bị núi lửa phá”.
Quân ta đã tiêu diệt cứ điểm cuối cùng hoàn thành nhiệm vụ, làm chủ khu lá chắn phía Đông, tạo nên một cục diện hoàn toàn ở phân khu trung tâm. Kể cả Sở chỉ huy của tướng De Castries đã bị đặt dưới tầm hỏa lực bắn thẳng của quân ta. Giờ cáo chung của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đã đến.
Đồng chí Lê Quảng Ba được thụ phong quân hàm Thiếu tướng năm 1958, là tướng lĩnh người Tày đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Năm 1960, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng, đồng chí Lê Quảng Ba được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Ông được cử làm Trưởng ban Dân tộc Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Chính phủ…
Ông mất năm 1988, hưởng thọ 73 tuổi.
1. Sách “Tướng lĩnh Việt Nam trong Chiến dịch Điện Biên Phủ”; sưu tầm, tuyển chọn: SÔNG LAM - DŨNG QUYẾT; NXB Văn Học 2014.
2. https://quochoitv.vn/chuyen-it-biet-ve-nguoi-dan-duong-dua-bac-ho-tro-ve-pac-bo
3. Cand.com.vn/Phong-su-tu-lieu/Thieu-tuong-Le-Quang-Ba---nguoi-bao-ve-lanh-tu-Nguyen-Ai-Quoc-ve-Pac-Bo
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Chiến thắng Điện Biên Phủ - Mốc son lịch sử xem các tin, bài liên quan.
Theo đó, Trung tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, nguyên Tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã bàn giao chức vụ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng cho Thiếu tướng Lê Đức Thái, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Bộ đội Biên phòng, phụ trách Tư lệnh Bộ đội Biên phòng.
Phát biểu tại hội nghị, thay mặt Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đánh giá cao thành tích vượt bậc của Bộ đội Biên phòng nói chung, cá nhân Trung tướng Hoàng Xuân Chiến nói riêng trong những năm qua và nhấn mạnh, những thành tích, chiến công đó đã được Đảng, Nhà nước, các ban, bộ, ngành Trung ương, các địa phương và nhân dân ghi nhận.
Bộ đội Biên phòng đã tham mưu các chủ trương, đường lối, chính sách cũng như triển khai các giải pháp quản lý, bảo vệ biên giới, vùng biển; đấu tranh, phòng chống các loại tội phạm, xây dựng biên giới hòa bình, ổn định, hữu nghị, phát triển; xây dựng các cấp ủy, tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh, các cơ quan, đơn vị Bộ đội Biên phòng vững mạnh toàn diện, bảo đảm cho Bộ đội Biên phòng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao trong đó có nhiều nhiệm vụ hoàn thành xuất sắc.
Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh tin tưởng rằng, với kiến thức và kinh nghiệm phong phú trong quá trình công tác tại Bộ đội Biên phòng, Trung tướng Hoàng Xuân Chiến sẽ phát huy tốt trên cương vị mới, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
Chúc mừng Thiếu tướng Lê Đức Thái trên cương vị mới, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh tin tưởng rằng, được kế thừa những thành tích, truyền thống của Bộ đội Biên phòng và học tập kiến thức, kinh nghiệm của thế hệ đi trước, Thiếu tướng Lê Đức Thái sẽ cùng tập thể Thường vụ, Đảng ủy, Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng lãnh đạo, chỉ đạo lực lượng biên phòng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong thời kỳ mới.
Chủ động nắm, đánh giá, dự báo tình hình, tham mưu với Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng các chủ trương, biện pháp để bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, duy trì trật tự an toàn ở khu vực biên giới, tạo môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển, bảo đảm cho Bộ đội Biên phòng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao...
Trung tướng Hoàng Xuân Chiến trân trọng cảm ơn sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước mà thường xuyên, trực tiếp là Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng, sự tin tưởng, giúp đỡ của các cấp ủy đảng, các cơ quan, đơn vị và cán bộ, đảng viên, nhân viên, chiến sĩ trong toàn lực lượng biên phòng để đồng chí hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ trên các cương vị, chức trách ở Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng; đồng thời bày tỏ quyết tâm sẽ nỗ lực phấn đấu, phát huy những thành tích, kết quả đạt được trên cương vị công tác mới.
Thiếu tướng Lê Đức Thái bày tỏ vinh dự, tự hào được Quân uỷ Trung ương, Thủ trưởng Bộ Quốc phòng tin tưởng, giao phụ trách Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, khẳng định đây là nhiệm vụ hết sức nặng nề, Thiếu tướng Lê Đức Thái mong rằng Quân uỷ Trung ương, Thủ trưởng Bộ Quốc phòng và cá nhân Trung tướng Hoàng Xuân Chiến sẽ luôn quan tâm giúp đỡ để ông cùng Thường vụ, Đảng ủy và Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng lãnh đạo, chỉ đạo lực lượng biên phòng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao./.