Ngũ Hình Thời Phong Kiến Trung Quốc

Ngũ Hình Thời Phong Kiến Trung Quốc

4. Văn hoá Trung Quốc thời phong kiến

Nội Dung Giáo Dục và Phương Pháp Giảng Dạy

Nội dung giáo dục xoay quanh Tứ thư, Ngũ kinh và các tác phẩm của các nhà Nho. Học trò được rèn luyện khả năng đọc, viết, thuộc lòng kinh sách, đồng thời trau dồi đạo đức, lễ nghĩa. Giáo sư Nguyễn Thị Thu Lan, trong cuốn “Nho Học và Xã Hội Việt Nam”, nhận định: “Phương pháp giáo dục truyền thống chú trọng rèn luyện trí nhớ và sự tuân thủ, ít chú trọng phát triển tư duy phản biện.” Điều này, theo bà, vừa là ưu điểm, vừa là hạn chế của hệ thống giáo dục này. Tuy nhiên, chính sự chú trọng vào kinh điển đã tạo nên một nền tảng văn hóa chung, gắn kết xã hội Trung Hoa rộng lớn.

Nếu bạn quan tâm đến giáo dục, giáo án giáo dục quốc phòng có thể là một tài liệu hữu ích.

Tương Lai của Giáo Dục Nho Giáo

Ngày nay, Nho giáo vẫn còn ảnh hưởng đến văn hóa và tư tưởng của người dân Trung Quốc và các nước Đông Á. Việc kế thừa và phát huy những giá trị tích cực của Nho giáo, đồng thời khắc phục những hạn chế của nó là một bài toán đặt ra cho các nhà giáo dục hiện đại. Giáo sư Trần Văn Đức, một chuyên gia về Nho học, cho rằng: “Cần phải có cái nhìn khách quan, khoa học về Nho giáo, lọc bỏ những yếu tố lạc hậu, bảo thủ, đồng thời phát huy những giá trị nhân văn, đạo đức để phục vụ cho sự phát triển của xã hội hiện đại.”

Ảnh hưởng của Nho giáo đến xã hội

Bạn có thể tìm hiểu thêm về Bộ Giáo Dục Úc để tham khảo một hệ thống giáo dục hiện đại. Ngoài ra, nếu bạn quan tâm đến việc tuyển dụng giáo viên giáo dục đặc biệt, hãy truy cập vào liên kết này.

Tóm lại, giáo dục Nho giáo phong kiến Trung Quốc là một hệ thống phức tạp, có cả ưu điểm và hạn chế. Hiểu rõ về nó giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn về lịch sử, văn hóa và tư tưởng của Trung Quốc. Hãy để lại bình luận và chia sẻ bài viết nếu bạn thấy hữu ích nhé! Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ Số Điện Thoại: 0372777779, hoặc đến địa chỉ: 233 Lê thanh Nghị, Hà Nội. Chúng tôi có đội ngũ chăm sóc khách hàng 24/7.

Trong thế kỷ 19-20 một phong trào kiến trúc giao thoa giữa Pháp – Việt đã dần được hình thành và phát triển, tên của nó trở thành tên của một vùng đất của kỷ niệm và của một thời đại, nền nghệ thuật, Đông Dương.

Khám Phá Nền Tảng Tri Thức Nho Giáo

Nền giáo dục Nho giáo phong kiến Trung Quốc đặt nền móng trên tư tưởng của Khổng Tử, coi trọng đạo đức, lễ nghi và kiến thức kinh điển. Mục tiêu của nó là đào tạo ra những người quân tử có đạo đức, tài năng, phục vụ cho triều đình và xã hội. Từ khoa cử, chế độ tuyển chọn quan lại dựa trên học vấn, đã thúc đẩy tinh thần học tập và khát vọng thăng tiến của người dân.

Khoa cử thời phong kiến Trung Quốc

Về tên gọi kiến trúc phong cách Đông Dương

Một cách phổ biến, chúng ta thường gộp chung kiến trúc xây dựng, trang trí theo phong cách Đông Dương và kiến trúc được xây dựng tại bán đảo Đông Dương (bao gồm Việt Nam, Lào và Campuchia). Đây là hai khái niệm tuy riêng biệt nhưng bao hàm nhau tùy theo ngữ cảnh. Kiến trúc được xây dựng tại Đông Dương bao hàm một tập hợp rộng các công trình thuộc nhiều phong cách được xây dựng trải dài theo thời gian, từ khi người Pháp có mặt đến khi họ rời khỏi khu vực Đông Dương. Còn phong cách Đông Dương chỉ một tập hợp nhỏ hơn với những chủ ý và đặc điểm riêng biệt, song cũng kế thừa nhiều đặc điểm kỹ thuật của kiến trúc xây dựng ở Đông Dương.

Phong cách kiến trúc Đông Dương tuy chỉ được thực hành tập trung trong vài thập kỷ từ thập niên 1920 đến những năm đầu thập niên 1950, nhưng đã để lại dấu mốc đáng lưu ý trong giai đoạn thịnh kỳ của kiến trúc dân sự thời kỳ thuộc địa, đồng thời trở thành tiền đề cho kiến trúc theo trào lưu Hiện đại Nhiệt đới miền Nam Việt Nam về sau. Phong cách Đông Dương cho thấy các kiến trúc sư người Pháp đã có chủ ý tôn trọng văn hóa bản địa trong hoạt động xây dựng đô thị.

Bảo tàng Blanchard de la Brosse sau đổi thành Viện Bảo tàng quốc gia Việt Nam và nay là Bảo tàng Lịch sử TP.HCM. Ảnh: Tư liệu

Các bản vẽ kiến trúc Bảo tàng Blanchard de la Brosse, lập bởi KTS De Laval vào tháng 3/1926. Ảnh: Tư liệu

Các nghiên cứu thường đồng tình với nhau rằng công trình đầu tiên thể hiện rõ phong cách Đông Dương là tòa nhà chính của Đại học Đông Dương (Université Indochinois) khởi công từ năm 1923. Ban đầu tòa nhà này vốn không mang thiết kế như hiện tại. Từ khi KTS Ernest Hébrard được mời về làm việc tại Đông Dương, ông bắt đầu đặt vấn đề về việc làm cho kiến trúc dân dụng của người Pháp tại thuộc địa trở nên gần gũi và có kết nối hơn với văn hóa địa phương. Hébrard tiến hành chỉnh sửa thiết kế của tòa nhà với một mức độ trang trí ông cho là vừa đủ và tránh sự sao chép tối nghĩa của họa tiết bản địa. Từ dấu mốc này, Hébrard dẫn dắt các KTS hành nghề tại Đông Dương đi theo đường lối thực hành một phong cách kiến trúc mới mẻ đầy cảm hứng, dẫn đến thành công của những KTS như Auguste Delaval, Felix Dumail, Arthur Kruze… với hàng loạt các kiến trúc mang dấu ấn văn hóa địa phương thuộc nhiều quy mô khác nhau và nhận được đánh giá tích cực cả đương thời và ngày nay.

Nếu chúng ta mở rộng việc xem xét ra khỏi giai đoạn chính quyền dân sự ở Đông Dương đang trong thời kỳ ổn định, cân bằng về ngân sách và nguồn lực, thì hơn nửa thế kỷ trước đó, những nhà truyền giáo châu Âu đến xứ An Nam đã tạo ra những thể nghiệm đáng chú ý. Khi nhìn nhận lại, chúng ta thấy nỗ lực của họ có thể được xem là manh nha của dòng kiến trúc phong cách Đông Dương. Những ngôi thánh đường và nhà nguyện của các giáo họ khu vực Đồng bằng Bắc Bộ hình thành từ những năm đầu của thế kỷ 19 thường được mô tả là “những ngôi nhà An Nam kéo dài”, bởi họ tận dụng bộ khung nhà, cấu kiện kiến trúc và trang trí của Việt Nam có tính chất tương tự như trong kiến trúc phương Tây để nhanh chóng dựng nên ngôi nhà của Chúa. Hoạt động truyền giáo của họ đạt được thành công một phần nhờ vào nỗ lực tạo ra những công trình tôn giáo kết hợp kiến trúc bản địa, dẫn dắt giáo dân địa phương trong những trải nghiệm kiến trúc thân thuộc.

Đền kỷ niệm, Thảo Cầm Viên Sài Gòn, nay là Đền Hùng. Ảnh chụp trong thập niên 1920. Ảnh: Tư liệu

Tòa nhà chính Đại học Đông Dương – Ảnh chụp những năm 1920. Ảnh: Tư liệu

Tòa nhà chính viện Pasteur Hà Nội. Ảnh chụp trong thập niên 1920. Ảnh: Tư liệu

Theo nhận định của người viết, có thể phân chia đặc điểm của kiến trúc phong cách Đông Dương thành ba giai đoạn: Trước những năm 1920; những năm 1920-1940; sau 1940. – Giai đoạn trước những năm 1920 là thời kỳ manh nha và tìm kiếm về một hình thức kiến trúc có thể thích ứng được cả khí hậu và văn hóa bản địa. Trong giai đoạn này, những người xây dựng thường sao chép nguyên mẫu hay ứng dụng tùy tiện họa tiết trang trí bản địa để đặt vào kiến trúc và nội thất mà không lưu ý đến sự hài hòa. Kết quả là kiến trúc có khi lạ lùng mới mẻ, khi lại rất thô kệch, là một sự đan xen không đi đến mục đích hòa hợp. Các công trình từ giai đoạn này không còn lưu lại nhiều, chủ yếu chỉ có thể khảo sát thông qua ảnh tư liệu xưa. – Giai đoạn những năm 1920-1940 đánh dấu một thời đại huy hoàng khi các KTS thể hiện sự sáng tạo không ngừng và khéo léo ứng dụng họa tiết bản địa một cách có hệ thống, khởi đầu bằng sự dè dặt sau đạt tới sự tự tin. Các công trình được xây dựng bằng kỹ thuật cải tiến theo tỷ lệ phương Tây, kết hợp với gờ chỉ hay mảng phù điêu/điêu khắc bản địa lấy cảm hứng từ văn hóa ba nước Đông Dương. Các mô-típ trang trí được thống nhất từ ngoài vào trong và đạt được sự thanh nhã, hài hòa. Các công trình tiêu biểu bao gồm: Đại học Đông Dương (nay là Đại học Tổng hợp Hà Nội), Sở Tài chính Đông Dương (nay là Trụ sở Bộ Ngoại giao), Viện Pasteur Hà Nội, Đền Tưởng niệm (nay là Đền Hùng trong Thảo Cầm Viên Sài Gòn), Bảo tàng Blanchard de la Brosse (nay là Bảo tàng Lịch sử TP.HCM)…

Bản vẽ và ảnh chụp các công trình kiến trúc phong cách Đông Dương tại Hà Nội gồm: Đại học Đông Dương (ĐH Tổng hợp Hà Nội), Bảo tàng Louis Finot (Bảo tàng Lịch sử Quốc gia), Sở Tài chính Đông Dương (Trụ sở Bộ Ngoại giao). Nguồn: TTLTQG I

– Giai đoạn sau 1940 là sự kế thừa của giai đoạn trước và đánh dấu sự xuất hiện chủ động của các kiến trúc sư người Việt. Với sự ra đời của trường Mỹ thuật Đông Dương những năm đầu thập niên 1920, nhiều KTS, họa sĩ người Việt đã được đào tạo có hệ thống. Họ tiếp nhận tinh hoa mỹ thuật Đông Dương đương thời từ sự hướng dẫn của các giáo sư người Pháp. Từ cuối những năm 1930, họ bắt đầu thực hành kiến trúc-mỹ thuật và cho ra đời dòng kiến trúc phong cách Đông Dương do chính người Việt chắp bút. Ở những năm đầu của giai đoạn này, có thể nhận ra phong cách Đông Dương được hòa hợp với bố cục tạo hình của kiến trúc địa phương và Hiện đại của người Pháp. Những đường nét hiện đại ngang bằng sổ thẳng kết hợp với mái ngói âm dương bản địa và sản phẩm gốm mỹ nghệ địa phương (như gốm Sài Gòn, gốm Biên Hòa) đã tạo nên một đặc trưng thú vị.

Trên thực tế không có nhiều kiến trúc tiếp tục theo đuổi hậu kỳ của phong cách Đông Dương, do đó hầu hết các thiết kế của giai đoạn này chỉ nằm lại trong các đồ án tốt nghiệp từ trường Mỹ thuật Đông Dương. Đến đầu thập niên 1950 rất khó tìm thấy một công sở xây dựng theo phong cách này, ngoại trừ đề án Dinh Độc Lập mới không được triển khai của KTS Hoàng Hùng và một số biệt thự ở vùng Sài Gòn-Chợ Lớn. Di sản quan trọng nhất mà thời kỳ này để lại là khởi đầu của kiến trúc Hiện Đại Nhiệt Đới miền Nam với sự kết hợp tinh thần dân tộc mạnh mẽ của một Việt Nam chuyển giao thời đại.

Một thể nghiệm kiến trúc-nội thất phong cách Đông Dương tại toà nhà gian triển lãm Đông Dương trong khuôn khổ Hội chợ Nghệ thuật và Trang trí diễn ra tại Paris năm 1931. Nguồn: Musée Albert Kahn

Phong cách kiến trúc Đông Dương cũng từng có thời thịnh đạt như một vũ hội rực rỡ bên bờ biển, cũng có lúc hạ tiệc và tắt những ngọn đèn của nó. Học và tìm hiểu về lịch sử của nghệ thuật, lịch sử của kiến trúc là học về mỗi thời kỳ nghệ thuật, chủ nghĩa đã sinh ra từ các yếu tố đan xen văn hóa và bức thiết thời đại ra sao, và cũng học về làm cách nào chúng hưng thịnh để rồi tan rã. Kiến trúc Đông Dương và toàn bộ cảm xúc thời đại, thẩm mỹ riêng tư của những ngày tháng đó đã ra đi êm đẹp xuôi theo lịch sử Pháp-Việt. Ngày nay đôi lúc chúng ta vẫn có thể bắt gặp lại những dư âm Đông Dương thoảng hoặc trên những bản vẽ hay công trình muốn hoài vọng quá khứ, đôi tác phẩm nghệ thuật muốn xuyên thấu lịch sử, các công trình khảo cứu dày dặn, hay một bài thơ và một bản nhạc. Có lẽ tâm tư các cuộc trùng ngộ Đông-Tây, Cũ-Mới sẽ còn được kể đâu đó đến ngày mai xa lắm, như người ta vẫn hay tương tư về một ánh mắt đã kịp gặp gỡ và nhảy cùng một điệu Valse chỉ diễn ra một lần trong mùa Hè đã thành ký ức vĩnh cửu, nơi những người tham gia/hay đúng hơn là những nền văn hóa sẽ không thể gặp gỡ lại nhau và múa cùng theo một cách nữa…

Không gian mang cảm hứng Indochine giữa Sài Gòn