Ngành Kinh tế Quốc tế hướng đến mục tiêu đào tạo các chuyên gia có kiến thức sâu rộng về kinh tế toàn cầu, có khả năng phân tích và dự báo các xu hướng kinh tế, cũng như áp dụng các chính sách kinh tế quốc tế để thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững. Sinh viên sẽ được trang bị kiến thức về lý thuyết kinh tế, chính sách thương mại quốc tế, và các kỹ năng cần thiết để làm việc trong môi trường kinh doanh đa quốc gia.
Cơ hội làm việc của sinh viên Kinh doanh quốc tế và Quan hệ quốc tế cụ thể ra sao?
Đối với ngành Kinh doanh quốc tế, sinh viên sau khi ra trường đảm nhận những công việc như:
Sinh viên các ngành tại UEF đều được đào tạo theo chương trình song ngữ
Còn về ngành Quan hệ quốc tế, các bạn sẽ phù hợp với các vị trí:
Với những thông tin vừa cung cấp, hy vọng các bạn thí sinh đã phân biệt được ngành Kinh doanh quốc tế và Quan hệ quốc tế khác nhau như thế nào. Dựa trên sở thích cũng như tố chất của bản thân, tin rằng các bạn có thể đưa ra quyết định “chuẩn” hơn, nhất là trong giai đoạn đăng ký xét tuyển vào các trường đại học.
Năm 2019, UEF tuyển sinh các ngành dựa trên 3 phương thức: - Xét tuyển kết quả thi THPT Quốc gia: Theo quy định của Bộ GD-ĐT. - Xét tuyển kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM. - Xét tuyển học bạ lớp 12 theo điểm tổ hợp 3 môn: Thí sinh tốt nghiệp THPT. Điểm TB năm lớp 12 của 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển đạt từ 18 điểm trở lên đối với trình độ Đại học. - Tổ hợp môn xét tuyển ngành Kinh doanh quốc tế gồm: + A00 (Toán, Lý, Hóa) + A01 (Toán, Lý, Anh) + D01 (Toán, Văn, Anh) + C00 (Văn, sử, Địa) - Tổ hợp môn xét tuyển ngành Quan hệ quốc tế gồm: + A01 (Toán, Lý, Anh) + D01 (Toán, Văn, Anh) + D15 (Văn, Địa, Anh) + D14 (Văn, Sử, Anh) Thí sinh tham gia xét tuyển vào UEF ở các hương thức đều có cơ hội nhận được các suất học bổng tương ứng 100%, 50%, 25% giá trị học phí. >Xem thêm chính sách học bổng UEF tại đây.
Thí sinh có thể liên hệ đăng ký online ngay bây giờ để được Tư vấn chi tiết hơn:
Sinh viên tốt nghiệp Kinh tế quốc tế có thể làm tại cơ quan về thương mại, đầu tư, các sứ quán; còn Kinh doanh quốc tế thường làm tại doanh nghiệp.
Tại buổi tư vấn tuyển sinh ngày 9/7 của trường Đại học Kinh tế quốc dân, nhiều học sinh hỏi cách phân biệt ngành Kinh tế quốc tế và Kinh doanh quốc tế. Dưới đây là chia sẻ của PGS.TS Tạ Văn Lợi, Viện trưởng Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế, về sự khác biệt của hai ngành này.
- Khái niệm và chương trình học: Đây là ngành nghiên cứu, thiên về vấn đề kinh tế vĩ mô.
Tại trường Đại học Kinh tế quốc dân, chương trình Kinh tế quốc tế có thời lượng 130 tín chỉ, gồm các môn Kinh tế quốc tế, Nền kinh tế thế giới, Chính sách kinh tế đối ngoại, Hội nhập kinh tế quốc tế... Chương trình được tham khảo từ khung đào tạo của Đại học Quốc tế Florida (International Florida University), đã được kiểm định theo tiêu chuẩn Mỹ.
- Chuẩn đầu ra: Ngành Kinh tế quốc tế đào tạo cử nhân có kiến thức cơ bản và hiện đại về kinh tế thế giới, quan hệ kinh tế và các tổ chức, thể chế quốc tế.
- Việc làm sau tốt nghiệp: Cơ quan quản lý nhà nước về thương mại, đầu tư và dịch vụ quốc tế; tổ chức quốc tế, cơ quan đối ngoại, đại sứ quán; cơ quan đại diện thương mại, đầu tư của Việt Nam ở nước ngoài; trường đại học, viện nghiên cứu về kinh tế thế giới, kinh tế khu vực, thể chế quốc tế và quan hệ kinh tế quốc tế; Doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
- Cơ hội chuyển tiếp: Sinh viên ngành Kinh tế quốc tế có cơ hội chuyển tiếp 3+1 sang Đại học Northampton (Vương quốc Anh), Waikato (New Zealand), được giới thiệu sang làm việc và học tập tại Nhật Bản.
PGS.TS Tạ Văn Lợi, Viện trưởng Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế, trường Đại học Kinh tế quốc dân. Ảnh: Nhân vật cung cấp
- Khái niệm và chương trình học: Đây là ngành nghiên cứu, thiên về những vấn đề vi mô, chẳng hạn hoạt động quản trị kinh doanh của doanh nghiệp trên phạm vi quốc tế.
Chương trình Kinh doanh quốc tế cũng gồm 130 tín chỉ, gồm các môn như Kinh doanh quốc tế, Quản trị chuỗi cung ứng quốc tế, Nghiệp vụ xuất nhập khẩu, Marketing quốc tế, Tài chính quốc tế, Nhân sự quốc tế và kế toán quốc tế... Học sinh có thể chọn một trong hai chương trình tiên tiến và chất lượng cao, đều sử dụng giáo trình của Đại học California (Mỹ).
- Chuẩn đầu ra: Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh doanh quốc tế được trang bị kiến thức chuyên ngành và kỹ năng làm việc trong môi trường quốc tế chuyên nghiệp, cạnh tranh cao.
- Việc làm sau tốt nghiệp: Các công ty đa và xuyên quốc gia, FDI, xuất nhập khẩu; văn phòng đại diện của các công ty nước ngoài; tổ chức quốc tế; cơ quan đối ngoại trung ương, Chính phủ; cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế trung ương và địa phương; tham tán thương mại các nước; vụ, viện nghiên cứu kinh tế trong và ngoài nước.
- Cơ hội chuyển tiếp: Chương trình tiên tiến chuyển tiếp học 3+1 tại Đại học Saxion (Hà Lan), Đại học Northampton (Vương quốc Anh), Waikato (New Zealand); 2+2 tại Đại học San Bernadino California (Mỹ).
Nhìn chung, Kinh doanh quốc tế và Kinh tế quốc tế phù hợp với những bạn năng động, muốn có phong cách làm việc quốc tế, trong các công ty nước ngoài, giúp bản thân phát triển theo những tiêu chuẩn có thể cạnh tranh với nhân lực quốc tế.
Cơ Hội Nghề Nghiệp Trong Ngành Kinh tế Quốc Tế
Ngành Kinh tế Quốc tế mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp đa dạng cho sinh viên. Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể làm việc tại các tổ chức tài chính quốc tế, các công ty đa quốc gia, các tổ chức phi chính phủ, hay các cơ quan chính phủ với vai trò như chuyên viên phân tích kinh tế, chuyên viên tư vấn chiến lược, hoặc quản lý dự án. Các vị trí công việc này không chỉ mang lại thu nhập hấp dẫn mà còn giúp bạn có cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp.
Khái quát về ngành Kinh doanh quốc tế và Quan hệ quốc tế
Ngành Kinh doanh quốc tế là một lĩnh vực về sự năng động và mang tính toàn cầu thuộc nhóm ngành kinh doanh. Sinh viên theo học được cung cấp kiến thức nền tảng về quản trị kinh doanh và kiến thức chuyên sâu như đầu tư nước ngoài, vận tải quốc tế, bảo hiểm quốc tế, tài chính quốc tế,…. Nói một cách dễ hiểu, kinh doanh quốc tế là toàn bộ các hoạt động giao dịch, kinh doanh được thực hiện giữa các quốc gia, nhằm thoả mãn các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức kinh tế.
Nhiều thí sinh vẫn chưa phân biệt được điểm khác nhau giữa hai ngành Kinh doanh quốc tế - Quan hệ quốc tế
Còn Quan hệ quốc tế được biết đến là ngành học nghiên cứu về ngoại giao và các vấn đề toàn cầu giữa các quốc gia thông qua những hệ thống, quy phạm quốc tế, bao gồm cả tổ chức đa chính phủ, tổ chức phi chính phủ và các công ty đa quốc gia. Ngành này liên quan đến những vấn đề như toàn cầu hoá và những tác động đến xã hội và chủ quyền của quốc gia,… Đặc trưng căn bản của hai ngành này đều đòi hỏi người học có tính hướng ngoại, hoạt bát, giao tiếp tốt và giỏi ngoại ngữ. Tuy vậy do định hướng hoạt động có nét riêng biệt, nên mỗi ngành cũng sẽ đòi hỏi thêm người học những tố chất như Kinh doanh quốc tế sẽ đòi hỏi bạn là người chịu áp lực tốt, thích môi trường cạnh tranh và đam mê lĩnh vực kinh doanh. Còn Quan hệ quốc tế sẽ cần người có khả năng am hiểu về lịch sử, văn hoá nước nhà cũng như thế giới và khả năng tự học hỏi, trang bị kiến thức cho bản thân.