Luật Xuất Bản Năm 2012 (Sửa Đổi)

Luật Xuất Bản Năm 2012 (Sửa Đổi)

1. Nội dung cơ bản của Luật số 67/2020/QH14 - Về bố cục, Luật số 67/2020/QH14 gồm có 04 điều, cụ thể: Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật XLVPHC; Điều 2. Bổ sung, thay thế, bỏ một số từ, cụm từ tại một số điều, khoản, điểm của Luật XLVPHC; Điều 3. Bãi bỏ một số điều khoản của Luật XLVPHC và Điều 4. Hiệu lực thi hành. - Nội dung cơ bản của Luật: Luật số 67/2020/QH14 đã sửa đổi, bổ sung nội dung của 66/142 điều, bổ sung mới 04 điều, bãi bỏ 03 điều của Luật số 67/2020/QH14. 2. Những điểm mới của luật XLVPHC được sửa đổi, bổ sung năm 2020 2.1. Về giải thích từ ngữ (Sửa đổi Khoản 5 Điều 2 Luật XLVPHC năm 2012) Luật 2020 đã sửa đổi phần giải thích từ ngữ đối với “tái phạm” theo hướng tách bạch giữa xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp xử lý hành chính, đồng thời bỏ quy định tính thời hạn tái phạm kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính, cụ thể như sau: “Tái phạm là việc cá nhân, tổ chức đã bị ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính mà lại thực hiện hành vi vi phạm hành chính đã bị xử phạt, cá nhân đã bị ra quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà lại thực hiện hành vi thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đó”. Khái niệm “tái phạm” được sửa đổi, bổ sung đã đảm bảo tính khái quát, đầy đủ, chính xác, giải quyết được khó khăn vướng mắc trong thực tiễn, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật. 2.2. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính (Điểm d Khoản 1 Điều 3 Luật XLPVHC năm 2012) Luật 2020 đã sửa đổi, bổ sung nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trường hợp một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp vi phạm hành chính nhiều lần được chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng. Quy định này đã khắc phục được vướng mắc trong quá trình thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (Luật 2012) khi mà một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm thì có nơi xử phạt từng hành vi, có nơi xử phạt 1 hành vi rồi áp dụng tình tiết tăng nặng dẫn đến áp dụng pháp luật không thống nhất. 2.3. Về thẩm quyền quy định xử phạt vi phạm hành chính Một là, Luật đã sửa đổi, bổ sung theo hướng sửa đổi tên gọi một số chức danh; bổ sung một số chức danh mới; xác định lại thẩm quyền xử phạt của một số chức dánh (đặc biệt là các chức danh thuộc lực lượng thanh tra chuyên ngành). Hai là, cách quy định thẩm quyển tịch thu tang vật, phương tiện bị giới hạn bởi thẩm quyền phạt tiền (tại các điều từ Điều 38 đến Điều 51 của Luật XLVPHC) bộc lộ nhiều bất cập, làm phát sinh quá nhiều vụ việc vi phạm vượt thẩm quyền xử phạt của cơ quan cấp dưới. Do vậy, bị dồn lên cơ quan cấp trên do hầu hết các vụ vi phạm, giá trị tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính đều vượt quá mức phạt tiền thuộc thẩm quyền xử phạt quy định đối với các chức danh có thẩm quyền xử phạt ở cấp cơ sở. Vì thế, Luật đã sửa đổi quy định về thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính của một số chức danh cụ thể theo hướng không bị giới hạn bởi thẩm quyền phạt tiền để đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Ba là, Luật đã sửa đổi, bổ sung Điều 53 để quy định cụ thể về những trường hợp chức danh có thẩm quyền xử phạt có sự thay đổi về tên gọi, đồng thời với thay đổi về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn hoặc không có sự thay đổi về tên gọi nhưng có sự thay đổi về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.           - Trường hợp chức dánh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính uy định tại Luật này có sự thay đổi về tên gọi nhưng không có sự thay đổi về nhiệm vụ, quyền hạn thì thẩm quyền xử phạt của chức dánh đó được giữ nguyên.           - Trường hợp chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có thay đổi về nhiệm vụ, quyền hạn thì thẩm quyền xử phạt của chức danh đó do Chính phủ quy định sau khi được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội. 2.4. Về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính Luật 2020 quy định: Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, và bổ sung trường hợp thời hiệu là 02 năm đối với vi phạm về Hóa đơn. Sửa đổi quy định thời hiệu xử phạt 02 năm về thủ tục thuế thành: Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. 2.5. Về những hành vi bị nghiêm cấm Luật 2020 đã sửa đổi,bổ sung hành vi bị nghiêm cấm là: Xác định hành vi vi phạm hành chính không đúng, áp dụng hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả không đúng, không đầy đủ đối với hành vi vi phạm hành chính. Bổ sung hành vi bị nghiêm cấm: Không theo dõi, đôn đốc,kiểm tra, tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả. 2.6. Phạt tiền ở các Thành phố trực thuộc Trung ương Luật 2020 mở rộng thẩm quyền quyết định áp dụng khung tiền phạt và mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính ở Thành phố trực thuộc trung ương. Trước đây quy định: Căn cứ vào hành vi, khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt được quy định tại nghị định của Chính phủ và yêu cầu quản lý kinh tế – xã hội đặc thù của địa phương, Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương quyết định khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt cụ thể đối với hành vi vi phạm trong các lĩnh vực quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều này (áp dụng ở khu vụ nội thành của thành phố trực thuộc Trung ương). Theo Luật 2020 thì HĐND thành phố trực thuộc trung ương có quyền quyết định khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt cụ thể cho cả khu vực nội thành và ngoại thành. 2.7. Về mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực * Về mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực Luật năm 2020 đã sửa đổi, bổ sung Luật năm 2012 theo hướng tăng mức phạt tối đa trong một số lĩnh vực; bổ sung mức phạt tối đa cho một số lĩnh vực chưa được quy định tại Điều 24 Luật năm 2012; chỉnh sửa tên gọi một số lĩnh vực cho phù hợp với các luật được ban hành sau Luật năm 2012, cụ thể: - Tăng mức phạt tiền tối đa của 10 lĩnh vực, gồm: + Giao thông đường bộ: từ 40 triệu lên 75 triệu. + Phòng, chống tệ nạn xã hội: từ 40 triệu lên 75 triệu. + Cơ yếu: từ 50 triệu lên 75 triệu. + Quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia: từ 50 triệu lên 75 triệu. + Giáo dục: từ 50 triệu lên 75 triệu. + Điện lực: từ 50 triệu lên 100 triệu. + Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: từ 100 triệu lên 200 triệu. + Thủy lợi: từ 100 triệu lên 250 triệu. + Báo chí: từ 100 triệu lên 250 triệu. + Kinh doanh bất động sản: từ 150 triệu lên 500 triệu. - Bổ sung quy định mức phạt tiền tối đa của 08 lĩnh vực, gồm: + Đối ngoại: 30 triệu. + Cứu nạn, cứu hộ: 50 triệu. + An ninh mạng; An toàn thông tin mạng: 100 triệu. + Kiểm toán nhà nước: 50 triệu. + Cản trở hoạt động tố tụng: 40 triệu. + Bảo hiểm thất nghiệp: 75 triệu. + In: 100 triệu. - Sửa đổi tên của một số lĩnh vực như: trồng trọt; chăn nuôi; giáo dục nghề nghiệp; lâm nghiệp; thăm dò, hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; cạnh tranh; thủy lợi; thủy sản… 2.8. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn Luật 2012 chỉ quy định về thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép,chứng chỉ hành nghề có thời hạn nhưng không quy định nguyên tắc áp dụng. Luật 2020 bổ sung nguyên tắc áp dụng tước thời hạn giấy phép, chứng chỉ hành nghề như sau: Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề,đình chỉ hoạt động cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung thời gian tước,đình chỉ được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thời thời gian tước, đình chỉ có thể giảm xuống nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu của khung thời gian tước,đình chỉ; nếu có tình tiết tăng nặng thì thời gian tước, đình chỉ có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung thời gian tước, đình chỉ. 2.9. Về giao quyền xử phạt Điều 54 quy định Luật XLVPHX quy định các chức danh được giao quyền xử phạt, hình thức giao quyền và phương thức giao quyền đã tạo cơ sở pháp lý rõ ràng để người có thẩm quyền tổ chức việc giao quyền và chịu trách nhiệm trước pháp luật về vấn đề này. 2.9.1 Những chức danh được giao quyền Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 38; các khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 39; các khoản 2, 2a, 3, 3a và 4 Điều 40; các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 41; các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 42; các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 43; các khoản 2, 3 và 4 Điều 43a; các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 44; các khoản 2, 3 và 4 Điều 45; Điều 45a; các khoản 2, 3 và 4 Điều 46; Điều 47; khoản 3 và khoản 4 Điều 48; khoản 2 Điều 48a; các khoản 2, 4 và 5 Điều 49; Điều 51 của Luật này có thể giao cho cấp phó thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Luật XLVPHC chưa quy định cấp trưởng giao cho cấp phó có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính cũng như các quyết định khác trong XLVPHC. Điều này khiến cho cấp phó dù được giao quyền quyết định XPVPHC nhưng lại không thể thực thi nhiệm vụ một cách đầy đủ. Trong thời gian được giao quyền, cấp phó có quyền hạn như cấp trưởng đối với phạm vi được giao, trừ quyền áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính thì chỉ được thực hiện khi cấp trưởng vắng mặt theo quy định tại Điều 123 của Luật XLVPHC.          Lưu ý: Thứ nhất,  phần căn cứ pháp lý ra các quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính của cấp phó được giao quyền phải thể hiện rõ số, ngày, tháng, năm, trích yếu của quyết định giao quyền. Thứ hai, người được giao quyền đứng đầu hoặc phụ trách cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử phạt, thì có quyền xử phạt và được giao quyền xử phạt, cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính như cấp trưởng. Thứ ba, trong thơi gian giao quyền, những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật XLVPHC vẫn có thẩm quyền xử phạt, cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính. Phương thức giao quyền: Việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện thường xuyên hoặc theo vụ việc, đồng thời với việc giao quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 119 của Luật Hình thức giao quyền: Việc giao quyền phải được thể hiện bằng quyết định, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn giao quyền (theo Mẫu Quyết định số 34(MQDD) Phụ lục Biểu mẫu trong XPVPHC ban hành kèm theo Nghị định 118/2021/NĐ-CP). Căn cứ chấm dứt việc giao quyền xử phạt VPHC ( quy định tại khoản 4 Điều 10 Nghị định 118/2021/NĐ-CP) - Hết thời hạn giao quyền ghi trong quyết định; - Công việc được giao quyền đã hoàn thành; - Cấp trưởng chấm dứt việc giao quyền cho cấp phó. Trong trường hợp này, việc chấm dứt giao quyền phải được thể hiện bằng quyết định; - Người giao quyền hoặc người được giao quyền nghỉ hưu, thôi việc, được điều động, bổ nhiệm, luân chuyển, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm, cách chức, giáng chức hoặc tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật; - Người giao quyền hoặc người được giao quyền chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; - Công việc được giao quyền tuy chưa hoàn thành nhưng vụ việc phải chuyển giao cho cơ quan, người có thẩm quyền khác xử lý theo quy định của pháp luật; - Người giao quyền hoặc người được giao quyền bị khởi tố; bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử; - Điều kiện để cấp trưởng giao quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính quy định tại khoản 2 Điều 123 Luật Xử lý vi phạm hành chính không còn. 2.10. Về thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong Luật XLVPHC Quy định tại Chương III Phần thứ hai của Luật XLVPHC, được chia thành 3 mục như sau: Mục 1 quy định về tục xử phạt; Mục 2 quy định về thi hành quyết định xử phạt; Mục 3 quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt. Lập biên bản vi phạm hành chính (điều 58 Luật XLVPHC) theo hướng quy định nguyên tắc “phải kịp thời lập biên bản” và giao cho Chính phủ quy định chi tiết nội dung này. Thời hạn lập biên bản vi phạm hành chính (Khoản Điều 12 Nghị định 118/2021/NĐ-CP)             - Biên bản vi phạm hành chính được lập trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi phát hiện vi phạm hành chính;             - Trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp hoặc có phạm vi rộng, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, thì biên bản vi phạm hành chính được lập trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi phát hiện vi phạm hành chính;             - Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hoặc phải xác định giá trị tang vật, phương tiện, giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, xét nghiệm và xác minh tình tiết liên quan, thì biên bản vi phạm hành chính được lập trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày xác định được đối tượng vi phạm bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hoặc nhận được kết quả xác định giá trị tang vật, phương tiện, giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, xét nghiệm và xác minh tình tiết liên quan;             - Trường hợp vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa, thì người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính hoặc người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu có trách nhiệm lập biên bản vi phạm hành chính và chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa về đến sân bay, bến cảng, nhà ga;             - Trường hợp một vụ việc có nhiều hành vi vi phạm hành chính khác nhau, trong đó có hành vi được phát hiện bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hoặc phải xác định giá trị tang vật, phương tiện, giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, xét nghiệm và xác minh tình tiết liên quan, thì biên bản vi phạm hành chính được lập đối với các hành vi trong vụ việc đó trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày xác định được đối tượng vi phạm bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hoặc nhận được đầy đủ kết quả xác định giá trị tang vật, phương tiện, giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, xét nghiệm và xác minh tình tiết liên quan. Trước đây, Luật 2012 không quy định lập biên bản ở đâu, đến khi Nghị định 97/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81/2013/NĐ-CP trong phần biểu mẫu biên bản vi phạm hành chính có hướng dẫn cách ghi biên bản là ở nơi xảy ra vi phạm hoặc trụ sở làm việc. Luật 2020 đã quy định cụ thể địa điểm lập biên bản vi phạm hành chính là phải nơi xảy ra vi phạm hành chính. Trường hợp biên bản được lập tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản hoặc địa điểm khác thì phải ghi rõ lý do vào biên bản. - Về nội dung biên bản: Luật 2020 bổ sung quy định biên bản phải mô tả vụ việc, hành vi vi phạm; ghi rõ thời gian, địa điểm lập biên bản; thông tin về người lập biên bản… - Về đại diện chính quyền địa phương ký vào biên bản trong trường hợp người vi phạm không ký: Luật 2012 chỉ nêu là đại diện chính quyền địa phương dẫn đến áp dụng không thống nhất, không rõ là cấp xã hay cấp huyện và quy định phải có ít nhất 02 người chứng kiến. Không quy định trường hợp chính quyền cơ sở và người chứng kiến không ký thì biên bản có giá trị pháp lý không?. Luật 2020 đã quy định cụ thể chính quyền cấp xã hoặc ít nhất 01 người chứng kiến, cụ thể như sau: Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức không ký vào biên bản vi phạm hành chính thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã  nơi xảy ra vi phạm hoặc của ít nhất 01 người chứng kiến xác nhận việc cá nhân, tổ chức không ký vào biên bản vi phạm hành chính ; trường hợp không có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xác hoặc của người chứng kiến thì phải ghi rõ lý do vào biên bản. - Chuyển biên bản vi phạm hành chính trong trường hợp không thuộc thẩm quyền của người lập biên bản: Luật đã quy định cụ thể trong thời hạn 24 giờ kể từ khi lập biên bản, trừ trường hợp biên bản được lập trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa, người lập biên bản phải chuyển biên bản đến người có thẩm quyền xử phạt (trước đây chỉ quy định chuyển ngay, không ghi rõ thời gian là bao lâu). - Bổ sung quy định về sửa chữa sai sót biên bản vi phạm hành chính: Luật 2020 bổ sung quy định: Trường hợp biên bản vi phạm hành chính có sai sót hoặc không thể hiện đầy đủ, chính xác các nội dung thì tiến hành xác minh tình tiết vi phạm. - Bổ sung quy định việc lập biên bản bằng phương thức điện tử đối với trường hợp cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt , cá nhân, tổ chức vi phạm đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, thông tin. - Bổ sung quy định biên bản vi phạm hành chính là căn cứ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản. Luật sửa đổi thời hạn định giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính tại khoản 3 Điều 60 Luật 2020 từ 24 giờ lên 48 giờ. Sửa đổi, bổ sung Điều 64 Luật 2012 theo hướng mở rộng lĩnh vực được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính. Theo đó, Luật đã bổ sung các lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, phòng, chống ma túy, phòng, chống tác hại của rượu, bia bên cạnh lĩnh vực trật tư, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường. Về xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu, Luật đã sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan đến vấn đề này nhằm khắc phục những bất cập phát sinh trong thực tiễn như việc xác minh chủ sở hữu phương tiện, việc xử lý đối với các phương tiện có giá trị thấp hoặc không còn giá trị rất khó khăn, mất nhiều thời gian; cụ thể như sau: Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, khoản 4 Điều 126 đã sửa đôi, bổ sung quy định cụ thể, rõ ràng hơn việc thông báo, niêm yết công khai về tang vật, phương tiện bị tạm giữ (số lần thông báo, thời hạn thông báo, xử lý tài sản sau khi hết thời hạn thông báo, niêm yết công khai…). Đồng thời, Luật 2020 cũng quy định về việc xử lý đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu nhưng đã đăng ký biện pháp bảo đảm thế chấp tài sản theo quy định của pháp luật dân sự. Theo đó, đối với trường hợp này thì bên nhận thế chấp được nhận lại tang vật, phương tiện hoặc giá trị tương ứng với nghĩa vụ được bảo đảm; cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào ngân sách nhà nước. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, để đảm bảo thống nhất với quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành, Luật 2020 quy định theo hướng viện dẫn: “ Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã có quyết định tịch thu được xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công” (bổ sung khoản 3 vào sau khoản 2 Điều 81 Luật 2012), đồng thời, bãi bỏ Điều 82 Luật 2012. 11. Về giải trình vi phạm hành chính Cơ bản Luật 2020 kế thừa Luật 2012, chỉ bổ sung quy định: Trường hợp cá nhân, tổ chức không yêu cầu giải trình nhưng trước khi hết thời hạn giải trình lại có yêu cầu giải trình thì người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm xem xét ý kiến giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm. Sửa đổi, bổ sung quy định về các trường hợp giải trình tại Điều 61 Luật XLVPHC nhằm bảo đảm tính khả thi trên thực tế, đồng thời, bảo đảm nâng cao hơn nữa quyền giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm. Theo đó, đối với hành vi vi phạm hành chính mà pháp luật có quy định hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc quy định mức tối đa của khung tiền phạt đối với hành vi đó từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức. - Về các hình thức thực hiện quyền giải trình: Khoản 1 Điều 61 Luật XLVPHC quy định việc giải trình được thực hiện theo hai hình thức là giải trình trực tiếp hoặc bằng văn bản. Giải trình bằng van bản là việc cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính gửi văn bản cho ngườ có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Giải trình trực tiếp là việc cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính gửi văn bản yêu cầu được giải trình trực tiếp đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và trực tiếp tham gia phiên giải trình do người có thẩm quyền xử phạt tổ chức để đưa ra ý kiến, chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. - Về thủ tục giải trình: Về phía cá nhân, tổ chức vi phạm, giải trình là quyền của cá nhân, tổ chức vi phạm, vì vậy chỉ khi những người nay có yêu cầu thì người có thẩm quyền xử phạt mới có trách nhiệm giải quyết. Tại khoản 2, khoản 3 Điều 61 Luật XLVPHC quy định cá nhân, tổ chức vi phạm phải có trách nhiệm gửi văn bản giải trình hoặc yêu cầu giải trình trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thời gian không quá 05 ngày làm việc đối với trường hợp giải trình bằng văn bản và không quá 02 ngày làm việc đối với trường hợp giải trình trực tiếp, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức vi phạm thực hiện quyền giải trình, khoản 4 Điều 17 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP quy định trường hợp khi lập biên vi phạm hành chính chưa xác định được người có thẩm quyền xử phạt, thì cá nhân, tổ chức vi phạm gửi văn bản giải trình đến người có thẩm quyền lập biên bản. Người có thẩm quyền lập biên bản chuyển hồ sơ vụ việc cùng văn bản giải trình cho người có thẩm quyền ngay khi xác định được thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Về phía người có thẩm quyền xử phạt: Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu giải trình, người có thẩm quyền xử phạt phải có trách nhiệm tổ chức phiên giải trình, thông báo bằng văn bản cho người vi phạm về thời gian và địa điểm tổ chức phiên giải trình để họ trực tiếp tham gia. 12. Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính  Thời hạn ra quyết định xử phạt theo Luật 2012 là ngày, bao gồm cả thứ 7, chủ nhất, ngày nghỉ lễ, tết nên thời gian rất ngắn, gây khó khăn cho người xử phạt nhất là lập biên bản vào ngày cuối tuần, nghỉ lễ, tết.  Luật 2020 đã sửa đổi theo hướng từ tính ngày sang ngày làm việc và tăng thời hạn xử phạt đối với trường hợp phải chuyển hồ sơ, cụ thể: - Đối với trường hợp không thuộc giải trình, xác minh, nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 07 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Trường hợp phải chuyển hồ sơ xử phạt thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 10 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạ hành chính, trừ trường hợp hồ sơ do cơ quan tố tụng chuyển sang. - Đối với trường hợp giải trình, xác minh các tình tiết có liên quan thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 01 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính (kể cả ngày nghỉ, lễ, tết). - Đối với trường hợp giải trình, xác minh các tình tiết có liên quan mà đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp, cần thêm thời gian xác minh, thu thập chứng cứ thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 02 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính (kể cả ngày nghỉ, lễ, tết). 13.Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính Luật 2020 quy định cụ thể thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định,quá thời hạn này thì không thi hành quyết định đó nữa, trừ trường hợp quyết định xử phạt có áp dụng biện pháp tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, biện pháp khắc phục hậu quả. Luật 2020 quy định rõ hơn trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính những vẫn áp dụng tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định thì không bị coi là đã bị xử phạt vi phạm hành chính để bảo đảm  tính rõ ràng hơn khi áp dụng pháp luật tại Điều 65 Luật 2012, cụ thể: - Người có thẩm quyền không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với những trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 1 điều 65 Luật 2012, nhưng vẫn phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính nếu tang vật, phưng tiện vi phạm hành chính thuộc loại cấm tàng trữ, cấm lưu hành hoặc tang vật, phương tiện mà pháp luật có quy định hình thức xử phạt tịch thu và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với hành vi vi phạm hành chính đó. - Đối với trường hợp hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (quy định tại khoản 1 điều 74 Luật 2012) thì không thi hành quyết định đó nữa, nhưng vẫn phải tịch thu tang vật, phương tiện, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả nếu quyết định xử phạt có áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, biện pháp khắc phục hậu quả. - Đối với trường hợp hết thời hiệu thi hành quyết định cưỡng chế (quy định tại khoản 2a điều 88 Luật 2020) thì không thi hành quyết định cưỡng chế đó, nhưng vẫn phải cưỡng chế tịch thu tang vật, phương tiện, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp quyết định xử phạt có áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Trước đây Luật 2012 quy định chỉ vẫn phải tịch thu tang vật, phương tiện thuộc loại cấm lưu hành, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp cần thiết để bảo vệ môi trường, bảo đảm giao thông, xây dựng và an ninh trật tự, an toàn xã hội. So với quy định Luật 2012 thì Luật 2020 quy định tất cả trường hợp tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, khắc phục hậu quả vẫn phải thi hành. 14. Hoãn thi hành quyết định phạt tiền Luật 2012 quy định chỉ cá nhân bị phạt tiền từ 3 triệu đồng trở lên mới được hoãn, tổ chức không được hoãn thi hành quyết định phạt tiền. Luật sửa đổi 2020 đã sửa đổi, bổ sung thêm tổ chức được hoãn tiền phạt như sau: - Cá nhân bị phạt tiền từ 2.000000đ trở lên (giảm 1 triệu so với Luật 2012); tổ chức bị phạt tiền từ 100.000.000đ trở lên; - Bổ sung trường hợp cá nhân mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn thì phải có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh tuyến huyện trở lên. - Đối với tổ chức đang gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh thì phải có xác nhận của UBND cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp  hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp. 15. Giảm, miễn tiền phạt Luật năm 2020 quy định về hoãn tiền phạt đối với tổ chức bị phạt tiền từ 100 triệu đồng trở lên đang gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh; sửa đổi quy định về số tiền được hoãn thi hành áp dụng cho cá nhân theo hướng giảm số tiền được hoãn phạt tiền từ 2 triệu đồng trở lên đối với những cá nhân đang gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo. Ngoài ra, Luật năm 2020 bổ sung quy định về giảm, miễn tiền phạt cho tổ chức. Quy định cụ thể các trường hợp cá nhân, tổ chức được miễn toàn bộ tiền xử phạt vi phạm hành chính. Thẩm quyền xem xét giảm,miễn tiền phạt: Luật 2012 quy định cấp trên của người có thẩm quyền xử phạt quyết định miễn, giảm tiền phạt. Luật 2020 quy định người ra quyết định xử phạt quyết định việc miễn, giảm tiền phạt. 16. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính - Luật năm 2020 đã quy định rõ hơn trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng người có thẩm quyền vẫn phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính nếu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thuộc loại cấm tàng trữ, cấm lưu hành hoặc tang vật, phương tiện mà pháp luật có quy định hình thức xử phạt tịch thu và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với hành vi vi phạm hành chính đó. Việc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong trường hợp này không bị coi là đã bị xử phạt vi phạm hành chính. - Luật năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 88 Luật năm 2012 bổ sung quy định cụ thể về thời hạn, thời hiệu thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; bổ sung trường hợp cưỡng chế khi cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện hoàn trả kinh phí chơ cơ quan đã thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp khẩn cấp, cần khắc phục ngay hậu quả để kịp thời bảo vệ môi trường, bảo đảm giao thông.. 17.Giao quyền cưỡng chế Luật 2012 quy định việc giao quyền cưỡng chế cho cấp phó chỉ áp dụng trong trường hợp cấp trưởng vắng mặt. Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật 2020 sửa đổi theo hướng được giao quyền cưỡng chế cho cấp phó thường xuyên, người được giao quyền không được giao quyền cho người khác. Bổ sung thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế trong trường hợp quyết định xử phạt được chuyển cho cơ quan khác thi hành theo Điều 71, cụ thể: Người có thẩm quyền thuộc cơ quan tiếp nhận quyết định xử phạt để tổ chức thi hành quy định tại Điều 71 của Luật này ra quyết định cưỡng chế hoặc báo cáo cấp trên ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. 18. Thi hành quyết định cưỡng chế Luật 2012 quy định quyết định cưỡng chế phải gửi ngay cho cá nhân, tổ chức vi phạm, gây khó khăn cho việc gửi quyết định cưỡng chế; Luật 2020 quy định thời hạn gửi là 02 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định cưỡng chế thì quyết định phải được gửi cho cá nhân, tổ chức vi phạm. - Bổ sung quy định việc gửi quyết định cưỡng chế thực hiện như gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính. - Bổ sung quy định Quyết định cưỡng chế phải được thi hành ngay khi cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế nhận được quyết định cưỡng chế. Quy định này buộc cơ quan, người ban hành quyết định phải có trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế, tuy nhiên khi thi hành sẽ gặp khó khăn vì không thể thi hành ngay được mà cần có thời gian chuẩn bị kế hoạch, phương án, lực lượng cưỡng chế. - Bổ sung quy định thời hiệu thi hành quyết định cưỡng chế kể từ ngày ra quyết định cưỡng chế đến khi chấm dứt hiệu lực thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (01 năm đối với hình phạt tiền); quá thời hạn này thì không thi hành quyết định cưỡng chế đó, trừ trường hợp quyết định xử phạt có áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải cưỡng chế. - Quy định cụ thể trách nhiệm của tổ chức tín dụng trong việc cung cấp thông tin, khấu trừ tài khoản đối với tổ chức, cá nhân vi phạm bị cưỡng chế, cụ thể như sau: Kho bạc Nhà nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế thi hành mở tài khoản có trách nhiệm cung cấp thông tin về điều kiện thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận được yêu cầu bằng văn bản của người có thẩm quyền cưỡng chế; tiến hành phong tỏa số tiền trong tài khoản tương đương với số tiền mà cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế phải nộp hoặc phong tỏa toàn bộ số tiền trong tài khoản trong trường hợp số dư trong tài khoản tiền gửi ít hơn số tiền mà cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế phải nộp; thực hiện việc trích chuyển số tiền phải nộp theo yêu cầu của người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế. Trong thời hạn 05 ngày làm việc trước khi trích chuyển, tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm thông báo cho cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế biết việc trích chuyển; việc trích chuyển không cần sự đồng ý của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế 19. Thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính Bổ sung quy định thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính không phụ thuộc vào giá trị tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Bổ sung người có thẩm quyền và trình tự thủ tục lập biên bản tạm giữ tang vật phương tiện vi phạm hành chính như sau: Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đang giải quyết vụ việc lập biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi lập biên bản,người lập biên bản phải báo cáo người có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề đã tạm giữ để xem xét ra quyết định tạm giữ. Bổ sung quy định khi thực hiện việc tạm giữ, người lập biên bản, người có thẩm quyền tạm giữ phải niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, trừ trường hợp: động vật, thực vật tươi sống; hàng hóa, vật phẩm dễ hư hỏng, khó bảo quản theo quy định của pháp luật. Trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ phải niêm phong thì phải tiến hành ngay trước mặt người vi phạm; nếu người vi phạm vắng mặt thì phải tiến hành niêm phong trước mặt đại diện gia đình người vi phạm, đại diện tổ chức hoặc đại diện chính quyền cấp xã hoặc ít nhất 01 người chứng kiến.

Sửa quy định về hình thức và giá trị sử dụng của thị thực

Quy định về hình thức và giá trị sử dụng của thị thực tại Điều 7 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 được sửa đổi lại thành:

(1) Thị thực được cấp vào hộ chiếu, cấp rời hoặc cấp qua giao dịch điện tử. Thị thực cấp qua giao dịch điện tử là thị thực điện tử.

(2) Thị thực được cấp riêng cho từng người, trừ các trường hợp sau đây:

+ Cấp thị thực theo cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ đối với trẻ em dưới 14 tuổi chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ;

+ Cấp thị thực theo danh sách xét duyệt nhân sự của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh đối với người nước ngoài tham quan, du lịch bằng đường biển hoặc quá cảnh đường biển có nhu cầu vào nội địa tham quan, du lịch theo chương trình do doanh nghiệp lữ hành quốc tế tại Việt Nam tổ chức; thành viên tàu quân sự nước ngoài đi theo chương trình hoạt động chính thức của chuyến thăm ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tàu, thuyền neo đậu.

(3) Thị thực có giá trị một lần hoặc nhiều lần; thị thực điện tử và thị thực cấp cho trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 7 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 có giá trị một lần.

(4) Thị thực không được chuyển đổi mục đích, trừ các trường hợp sau đây:

+ Có giấy tờ chứng minh là nhà đầu tư hoặc người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam;

+ Có giấy tờ chứng minh quan hệ là cha, mẹ, vợ, chồng, con với cá nhân mời, bảo lãnh;

+ Được cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh vào làm việc và có giấy phép lao động hoặc xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật về lao động;

+ Nhập cảnh bằng thị thực điện tử và có giấy phép lao động hoặc xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

(5) Trường hợp chuyển đổi mục đích thị thực theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 thì được cấp thị thực mới có ký hiệu, thời hạn phù hợp với mục đích được chuyển đổi. Trình tự, thủ tục cấp thị thực mới thực hiện theo quy định tại Điều 19 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014.

Bộ Tài chính cho biết, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) hiện hành được Quốc hội khóa XII tại kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 3/6/2008, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2009 (thay thế cho Luật thuế TNDN năm 2003) và đã được sửa đổi, bổ sung 03 lần tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNDN số 32/2013/QH13 ngày 19/6/2013, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014; Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế, trong đó có Luật thuế TNDN và áp dụng từ ngày 01/01/2015 và Luật Đầu tư số 61/2020/QH14, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021 (dưới đây gọi chung là Luật thuế TNDN). Qua hơn 15 năm thực hiện, Luật thuế TNDN đã đi vào cuộc sống, tác động tích cực đến nhiều mặt kinh tế - xã hội (KT-XH) của đất nước và đạt được các kết quả quan trọng.

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình phát triển KT-XH và hội nhập kinh tế quốc tế, do sự biến động nhanh của kinh tế - chính trị thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng, qua triển khai thực hiện chính sách thuế TNDN cũng đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế.

Thứ nhất, tính ổn định của chính sách thuế TNDN còn chưa cao. Trong giai đoạn vừa qua, một số nội dung chính sách thuế TNDN đã được sửa đổi kịp thời để xử lý các tồn tại, bất cập, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân. Tuy nhiên, việc sửa đổi này trên một số mặt đã ảnh hưởng đến tính ổn định của chính sách, gây khó khăn cho người nộp thuế và cơ quan quản lý thuế. Một số nội dung chính sách khi ban hành chưa lường hết được các tác động, ảnh hưởng trên thực tiễn cũng như điều kiện tổ chức thực hiện, sự đồng bộ với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có liên quan nên trong quá trình thực hiện còn vướng mắc.

Thứ hai, một số quy định của Luật thuế TNDN hiện hành qua một thời gian thực hiện cũng đã bộc lộ một số điểm bất cập, không còn phù hợp với bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế hiện nay như các vấn đề liên quan đến thu nhập miễn thuế, thu nhập chịu thuế, các nguyên tắc liên quan đến việc xác định các khoản chi phí được trừ và không được trừ; chưa có chính sách ưu đãi thuế (thuế suất, phương pháp tính thuế) nhằm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ theo định hướng của Đảng và Nhà nước.

Thứ ba, tác động của ưu đãi thuế đối với việc phân bổ nguồn lực và thu hút đầu tư có chọn lọc vào các lĩnh vực, địa bàn mà Nhà nước khuyến khích gắn với quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng còn hạn chế; lĩnh vực, địa bàn được hưởng ưu đãi thuế trong thời gian qua có xu hướng ngày càng dàn trải trong khi một số lĩnh vực cần ưu tiên khuyến khích lại chưa có chính sách ưu đãi (như ưu đãi thuế cho doanh nghiệp có quy mô nhỏ, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp khoa học và công nghệ,...); chính sách ưu đãi thuế TNDN còn được quy định tại các văn bản chuyên ngành, ảnh hưởng đến tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống chính sách thuế.

Thứ tư, pháp luật về thuế TNDN đang bộc lộ một số "khoảng trống" trong việc điều chỉnh các vấn đề thuế mới phát sinh đang đặt ra trong quá trình tăng cường hợp tác quốc tế về thuế, xử lý các vấn đề thuế quốc tế như việc tham gia Diễn đàn Chống xói mòn nguồn thu và chuyển lợi nhuận (BEPS) hay Sáng kiến thuế tối thiểu toàn cầu gần đây. Hiện nay, Việt Nam đã trở thành thành viên của Diễn đàn BEPS và đã cam kết thực hiện tối thiểu 4 hành động trong khuôn khổ Diễn đàn này. Theo đó, một số nội dung của chính sách thuế trong đó có chính sách thuế TNDN cũng cần phải được rà soát để có những sự điều chỉnh cho phù hợp với xu hướng thuế quốc tế, đặc biệt là xử lý hiệu quả các hành vi trốn thuế, tránh thuế của các tập đoàn đa quốc gia.

Do đó, cần thiết phải ban hành Luật thuế TNDN (sửa đổi) nhằm: Hoàn thiện các quy định về chính sách thuế TNDN để thể chế hóa đầy đủ, kịp thời các chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước về cải cách hệ thống chính sách thuế nói chung, chính sách thuế TNDN nói riêng; đảm bảo tính minh bạch, dễ hiểu, dễ thực hiện, tính thống nhất, đồng bộ của pháp luật về thuế TNDN với quy định của pháp luật có liên quan; thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; khuyến khích, thu hút đầu tư vào các ngành, lĩnh vực và địa bàn ưu tiên.

Bám sát các mục tiêu, quan điểm về xây dựng dự án Luật nêu trên, Ban soạn thảo đã thực hiện rà soát toàn bộ các quy định của Luật thuế TNDN hiện hành, các các văn bản dưới Luật có liên quan (Nghị định, Thông tư) để xây dựng dự thảo Luật thuế TNDN (sửa đổi). Theo đó, dự thảo Luật:

- Sửa đổi, bổ sung các nội dung quy định tại 19 Điều của Luật thuế TNDN hiện hành.

- Bỏ 01 Điều của Luật thuế TNDN hiện hành quy định về nơi nộp thuế (Điều 12).

- Bổ sung 06 Điều quy định về nguyên tắc, đối tượng áp dụng ưu đãi thuế TNDN (Điều 12); về thu thuế TNDN bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu (từ Điều 19 đến Điều 23).

Đối với những nội dung sửa đổi, bổ sung, dự thảo Luật đã bám sát theo 07 nhóm chính sách tại Hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật thuế TNDN đã được Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), Quốc hội đồng ý thông qua, bao gồm: (1) Hoàn thiện quy định liên quan đến người nộp thuế và thu nhập chịu thuế TNDN; (2) Hoàn thiện quy định về các khoản thu nhập được miễn thuế TNDN; (3) Hoàn thiện quy định liên quan đến việc xác định thu nhập tính thuế TNDN và phương pháp tính thuế; (4) Hoàn thiện quy định về việc xác định các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN; (5) Điều chỉnh thuế suất thuế TNDN đối với một số nhóm đối tượng cho phù hợp với các yêu cầu và bối cảnh mới; (6) Hoàn thiện các quy định về ưu đãi thuế TNDN và (7) Áp dụng thuế TNDN bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu.

Đồng thời, để thực hiện các mục tiêu đề ra nêu trên, dự thảo Luật đã luật hóa một số nội dung đang thực hiện ổn định tại các văn bản dưới Luật (Nghị định, Thông tư) liên quan đến các chính sách này để đảm bảo tính minh bạch, ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế và cơ quan thuế trong việc tuân thủ pháp luật về thuế TNDN, thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.