Giải Pháp Bảo Vệ Môi Trường Nước Của Châu Âu

Giải Pháp Bảo Vệ Môi Trường Nước Của Châu Âu

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Các biện pháp bảo vệ môi trường ở châu Âu

Châu Âu nổi tiếng với cam kết mạnh mẽ của mình trong việc bảo vệ môi trường. Từ Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu đến việc giảm thiểu sự ô nhiễm từ các nguồn nước thải, lục địa này đã nỗ lực không ngừng để đảm bảo sự cân bằng giữa sự phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.

Tham khảo thêm bài viết: “4 VÍ DỤ VỀ TĂNG TRƯỞNG XANH VÀ NHỮNG BÀI HỌC QUÝ GIÁ”

Ảnh hưởng sự sống của sinh vật xung quanh khu vực bị ô nhiễm

Do tiếp xúc và sử dụng với nguồn nước bị ô nhiễm các sinh vật có nguy cơ bị biến đổi gen, không thể phát triển bình thường.

Có thể kể đến, vụ nổ nhà máy điện hạt nhân tại Nhật Bản, nguồn nước bị ô nhiễm phóng xạ đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của con người và sinh vật.

Như Oreka đã đề cập trong phần đầu, vai trò của nước rất quan trọng đến sự sinh tồn của toàn bộ sinh vật trên trái đất. Khi nguồn nước bị ô nhiễm chắc chắn sẽ đe dọa đến sự tồn vong của nhân loại.

Đọc thêm: Những Việc Làm Bảo Vệ Môi Trường Ai Cũng Có Thể Làm

Một số tác động tích cực của công cuộc bảo vệ môi trường ở châu Âu

Việc bảo vệ môi trường ở Châu Âu có sự ảnh hưởng lớn đến nhiều khía cạnh của cuộc sống và kinh tế ở khu vực này. Dưới đây là một số tác động quan trọng của việc bảo vệ môi trường tại Châu Âu:

Việc bảo vệ môi trường ở Châu Âu không chỉ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người dân mà còn góp phần vào sự phát triển kinh tế bền vững và bảo vệ các nguồn tài nguyên quý báu của hành tinh.

Châu Âu đã thể hiện một cam kết mạnh mẽ đối với bảo vệ môi trường và đã thực hiện một loạt biện pháp tiên tiến để đảm bảo sự bền vững của hệ thống môi trường. Những nỗ lực này không chỉ mang lại lợi ích cho chính lục địa này mà còn có tác động tích cực đối với môi trường toàn cầu. Châu Âu đã trở thành một mô hình vượt trội trong việc đối phó với thách thức môi trường và xây dựng một tương lai xanh hơn cho thế hệ tới.

Bài viết này đã điểm qua một số biện pháp bảo vệ môi trường ở Châu Âu, tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều công việc phải làm để đảm bảo sự bền vững của hành động bảo vệ môi trường này trong tương lai.

A. Thực hiện các dự án kiểm soát nguồn nước thải.

Ô nhiễm môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng đang là một vấn đề đáng báo động và cần ưu tiên tìm cách giải quyết. Trong bài viết này, Oreka sẽ chia sẻ đến bạn thực trạng ô nhiễm nguồn nước, cũng như các giải pháp bảo vệ môi trường nước hiệu quả mà mỗi cá nhân đều có thể thực hiện được.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước

Đâu là nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm nước? Dưới đây là một vài tác nhân chính:

Con người được coi là một trong những tác nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước trên toàn cầu.

Sự bùng nổ dân số kéo theo sự gia tăng hàng loạt của các nhu cầu như: ăn uống, may mặc, đi lại, v.v. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nước thải từ các hoạt động này tăng lên nhanh chóng.

Hiện nay, tại Hà Nội chỉ có khoảng 30% lượng nước thải sinh hoạt được xử lý, gây ra nhiều vấn đề về môi trường nước.

Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời, mức độ ô nhiễm nước sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng và không thể kiểm soát.

Theo thống kê, tại Việt Nam hầu hết các bệnh viện và cơ sở y tế đều chưa trang bị hệ thống xử lý nước thải đạt yêu cầu.

Tổng hợp số liệu qua nhiều báo cáo của Cục Quản lý Môi Trường y tế năm 2022, mỗi ngày nước ta thải ra khoảng 440.7 tấn chất thải rắn y tế, trong đó có đến 71.5 tấn rác thải trong nhóm nguy hại. Bên cạnh đó, ngành này còn thải ra khoảng 130.000 m3 nước thải mỗi ngày. Đây là những mối nguy hại nghiêm trọng tác động đến môi trường nước.

Rác thải y tế là một loại rác đặc biệt, nếu không được xử lý đúng cách có thể gây ra nhiều hệ quả xấu tới môi trường và cuộc sống của con người.

Tại các khu công nghiệp, làng nghề là những nơi xảy ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng.

Trong nước thải công nghiệp chứa nhiều chất và hợp chất gây nguy hại cho môi trường như Hg, Pb, Cr, v.v. Sự phát triển của ngành công nghiệp kéo theo nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nói chung và nguồn nước nói riêng.

Thực tế tại Quảng Nam, khu vực hạ lưu sông Trầu, hàm lượng clorua thường xuyên có giá trị clorua vượt ngưỡng tiêu chuẩn sau tiếp nhận nước thải của KCN Trường Hải và KCN Tam Hiệp.

Hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng là một trong những tác nhân góp phần làm gia tăng tính nghiêm trọng của tình trạng ô nhiễm nước.

Trong hoạt động trồng trọt, việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học, v.v, có thể gây ra tình trạng ô nhiễm nước, cũng như phá hủy sinh thái trong nước do hóa chất tồn đọng. Dễ thấy tại các ruộng lúa sử dụng thuốc hóa học, số lượng các loài cua cá tự nhiên bị giảm nghiêm trọng.

Một hình ảnh dễ bắt gặp tại các cánh đồng là bao bì các loại thuốc hóa học bị vứt bừa bãi, lượng thuốc dư thừa không chỉ làm ô nhiễm nước mà còn ảnh hưởng đến môi trường đất.

Một số các nguyên nhân khác gây phát ô nhiễm môi trường có thể kể đến như:

Đọc thêm: Thực Trạng Ô Nhiễm Biển Và Giải Pháp Bảo Vệ Môi Trường Biển Hữu Hiệu

Sức khỏe của con người bị ảnh hưởng nghiêm trọng do sử dụng nguồn nước bẩn

Nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm có thể gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng cho sức khỏe con người.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, khoảng 80% bệnh tật có liên quan đến chất lượng nước và thực trạng vệ sinh của môi trường.

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Yến (Khoa Sức khỏe môi trường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh) cho biết, nhiều loại vi khuẩn, vi rút sinh sống và phát triển trong nguồn nước ô nhiễm. Chúng dễ dàng đi vào cơ thể khi còn người tiếp xúc trực tiếp như tắm rửa, sử dụng để sinh hoạt, v.v.

Hiện tại, có 5/10 bệnh truyền nhiễm gây dịch có tỷ lệ mắc cao nhất liên quan đến môi trường nước và vệ sinh là cúm, tiêu chảy, lỵ trực trùng, lỵ amip và viêm gan A.

Hiện tại, mỗi năm ghi nhận khoảng 1 triệu ca mắc tiêu chảy, và 40.000 – 50.000 lượt bị lỵ trực khuẩn, thương hàn, v.v.

Thực trạng ô nhiễm môi trường nước hiện nay

Nước đóng vai trò rất quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sinh vật trên trái đất. Tuy nhiên, tại một số nơi, nguồn nước đang bị ô nhiễm nghiêm trọng và gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của con người và toàn bộ hệ sinh thái.

Trên toàn cầu hiện có khoảng 2 tỷ người không được sử dụng nguồn nước an toàn và 3.6 tỷ người chưa được tiếp cận với hệ thống nước thải được quản lý an toàn.

Theo một báo cáo của UNEP, khoảng 60% dòng sông tại Châu Âu, Châu Phi và Châu Á đang bị ô nhiễm sinh vật và ô nhiễm hữu cơ.

Tại Việt Nam, tình trạng ô nhiễm nước đang báo động, đặc biệt tại các thành phố lớn và các khu công nghiệp, làng nghề.

Mỗi ngày, Hà Nội thải ra từ 350 – 400 nghìn mét khối nước thải, và hơn 1000 mét khối rác thải, đáng chú ý khi chỉ 10% được xử lý, còn lại được xả trực tiếp ra môi trường. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng cá chết hàng loạt tại Hồ Tây, ô nhiễm trên diện rộng tại 6 quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Cầu Giấy.

Một dẫn chứng khác có thể kể đến sự cố ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng Formosa Hà Tĩnh. Sự cố gây tác động tiêu cực mạnh mẽ đến kinh tế, xã hội và phá hủy môi trường biển.

Đọc thêm: Đếm Không Xuể Những Lợi Ích Của Việc Bảo Vệ Môi Trường