Cách Học Thuộc Bài Văn Nhanh Nhớ Lâu

Cách Học Thuộc Bài Văn Nhanh Nhớ Lâu

Ngữ Văn là một trong những môn học chính mà các em học sinh sẽ được học trong suốt chương trình giáo dục tại trường trung học cơ sở và trung học phổ thông. Đây cũng là môn thi bắt buộc trong các kỳ thi tốt nghiệp và kì thi chuyển cấp hàng năm. Chính vì thế dù các em học sinh theo khối tự nhiên hay xã hội đều cần chú trọng học tốt môn học này.

Một số cách học thuộc Văn nhanh nhất

Một tác phẩm Văn học có thể có độ dài đến hàng ngàn từ, vì thế cách học thuộc lòng Văn nhanh nhất đó chính là tóm tắt những nội dung chính. Sau khi học một tác phẩm Văn học, hãy dành ra 15 phút để tự tóm tắt toàn bộ nội dung của tác phẩm đó. Để nhớ lâu hơn, bạn cũng có thể ghi những tóm tắt đó ra giấy rồi gạch chân những ý chính hoặc các từ khóa quan trọng để tạo nên mối liên hệ giữa các chuỗi sự kiện xảy ra trong tác phẩm đó.

Sơ đồ tư duy là một trong những phương pháp ghi nhớ khoa học và vô cùng hiệu quả. Đây cũng là một cách học thuộc lòng Văn nhanh nhất được nhiều bạn học sinh áp dụng. Thay vì ghi nhớ thông qua những con chữ, bạn hãy mô tả lại các nội dung cần ghi nhớ dưới dạng hình ảnh, từ khóa ngắn và theo dạng sơ đồ hình cây để giúp bộ não ghi nhớ nhanh và lâu hơn.

Trên đây là một số cách học thuộc văn nhanh giúp bạn hiểu sâu nhớ lâu được Sigma Books tổng hợp và chia sẻ từ những học sinh, giáo viên dạy Văn giàu kinh nghiệm. Hi vọng với những chia sẻ này, các em sẽ tìm được phương pháp học phù hợp nhất để có thể học nhanh, nhớ lâu và chinh phục thành công môn Ngữ Văn.

Các ý phân tích tác phẩm Văn học

Khi học môn Ngữ Văn, mỗi tác phẩm Văn học đều sẽ được giáo viên phân tích kỹ lưỡng dưới nhiều góc độ khác nhau để tìm ra cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Đây cũng chính là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh hiểu được những điều mà tác giả gửi gắm bên trong tác phẩm. Chính vì thế các em cần học thuộc nhanh các ý phân tích này để từ đó sử dụng ngôn từ và những góc nhìn của mình để tạo nên một bài Văn nghị luận về tác phẩm đó.

Các nội dung cần học thuộc để làm tốt môn ngữ Văn

Thông tin tác giả, tác phẩm chính là phần kiến thức mà bất cứ em học sinh nào cũng cần thuộc nằm lòng trước khi đi vào phân tích tác phẩm đó. Đặc biệt là với một bài Văn nghị luận Văn học, các em cần nắm vững tiểu sử ra đời của tác phẩm để bám sát nội dung và có thể khai thác tác phẩm được sâu hơn.

Không ít những trường hợp mắc sai lầm và bị trừ điểm đáng tiếc của nhiều bạn học sinh khi nhầm lẫn các thông tin về tác giả, tác phẩm gây ra những thông tin sai lệch khi phân tích bài Văn. Điều này không những làm các bạn mất điểm mà còn có thể khiến bài phân tích bị trừ điểm nặng. Chính vì thế, đối với một tác phẩm Văn học, các bạn cần nắm được tối thiểu những thông tin cơ bản sau: Tên tác giả (năm sinh, năm mất nếu có), hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.

Ví dụ: Tác phẩm “Vợ nhặt” được nhà Văn Kim Lân sáng tác ngay sau cách mạng tháng 8. Đây là thời điểm mà cả đất nước đang gặp nạn đói năm 1945 vì thế tác giả muốn lột tả hết những đói khổ, cơ cực của người dân tại thời điểm đó.

Môn ngữ Văn không yêu cầu các em học sinh phải thuộc lòng bất cứ một tác phẩm Văn học nào. Tuy nhiên các em phải nắm rõ nội dung chính của tác phẩm đó. Có như vậy thì khi thực hiện bài Văn nghị luận về tác phẩm Văn học đó các em mới có thể bám sát theo nội dung của tác phẩm. Riêng đối với những tác phẩm ở dạng thơ, nếu các em có thể học thuộc bài thơ đó sẽ giúp thuận tiện hơn trong quá trình phân tích tác phẩm sau này